Tiểu đường được xếp vào nhóm loại bệnh rối loạn chuyển hóa, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường như biến chứng về thần kinh, mạch máu, mắt, thận… Do đó tự trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh, bệnh tiểu đường là gì? để chủ động phòng ngừa cũng như chữa trị kịp thời để tránh bệnh tình trở nặng hơn.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (Diabetes) là 1 căn bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy mất khả năng tạo ra insulin, hay khi cơ thể không thể sử dụng insulin.Cơ thể không có khả năng sản xuất insulin hay sử dụng nó một cách không hiệu quả dẫn đến nồng độ glucose tăng lên trong máu (tăng đường huyết). Việc này kéo dài dẫn đến rối loạn tính thẩm thấu của mạch máu và quá trình trao đổi chất, từ đó gây nên các tổn thương và sự suy yếu của nhiều cơ quan khác. Càng để lâu cách chữa bệnh tiểu đường càng khó khăn và không mang lại hiệu quả cao.
Bệnh tiểu đường hiện được phân thành 3 loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Ở mỗi loại tiểu đường sẽ có các nhóm đối tượng bệnh khác nhau là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Sau khi biết được bệnh tiểu đường là gì thì tiếp đây mình sẽ cho bạn biết cách hỗ trợ điều trị tiểu đường và những nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu là do quá trình chuyển hóa glucose bị gián đoạn. Glucose là chất cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào cơ bắp, các mô, đặc biệt là não bộ.
Các tế bào sẽ không thể sử dụng glucose một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin được sản xuất bởi tuyến tụy. Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào tế bào, giúp giảm nồng độ glucose trong máu.Tiếp đó, khi đường huyết đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm khả năng sản xuất insulin.
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất đều có thể làm cho glucose mất khả năng đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự bất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dần dần dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao gọi là tăng đường huyết. Đây cũng là triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không quá rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể do hệ thống miễn dịch bị tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này khiến cơ thể có ít hoặc không còn insulin. Lúc này, lượng đường huyết thay vì di chuyển đến các tế bào, lại tích lũy trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây nên, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Do đó rất khó khăn dù bạn biết được bệnh tiểu đường là gì? nhưng nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1 rất khó để chẩn đoán.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để giúp vượt qua sự đề kháng này.Đến đây, lượng đường huyết không thể đến được các tế bào khác trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người cho rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải người bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Trong giai đoạn mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ. Những kích thích tố này khiến cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường chuyển vào các tế bào giảm, lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Do đó cần biết bệnh tiểu đường là gì cách chữa trị để kịp thời để tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai kỳ.
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 1 không có các nhận định rõ ràng để phân chia nhưng tiểu đường tuýp 2 lại được chia làm 4 giai đoạn như sau.
Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Tiểu đường giai đoạn đầu hay còn gọi tiền tiểu đường là giai đoạn lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường nhưng chưa đến giới hạn chẩn đoán tiểu đường. Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 5 năm. Nếu điều trị tốt, người bệnh có thể được chữa khỏi.
Mặc dù các triệu chứng ở giai đoạn này khá mơ hồ, tuy nhiên nếu thấy những mảng da tối màu ở các vị trí như gáy, nách, cổ tay, cổ chân hoặc đột nhiên đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi hơn thì người bệnh cần nhanh chóng đi xét nghiệm máu.Có lẽ vì thế đây là những dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường. Do đó ta cần nắm rõ bệnh tiểu đường là gì? và các triệu chứng này để kịp thời chữa trị.
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn tiến triển
Ở giai đoạn này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng không thể tự bù trừ tình trạng kháng insulin, tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin và kết quả là đường huyết tăng cao trên giới hạn cho phép.Lúc này, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường như thường xuyên thấy khát, đi tiểu nhiều, ăn nhiều, nhanh đói, sụt cân không rõ nguyên nhân, da khô ngứa, chân tay tê, mờ mắt, vết thương lâu lành… và cách chữa bệnh tiểu đường ở giai đoạn này là phải dùng thuốc.
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn khó kiểm soát
Trong giai đoạn 3, tình trạng kháng insulin tăng, thêm việc tuyến tụy ngày càng suy kiệt làm chỉ số đường huyết cộng với HbA1c tăng cao. Người bệnh phải dùng nhiều thuốc hạ đường huyết cùng lúc để điều trị, thậm chí nhiều trường hợp phải chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm mới có khả năng kiểm soát được lượng đường huyết trong máu.
Đặc biệt ở giai đoạn này, các biến chứng trên mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân đã xuất hiện rõ rệt. Vì vậy, người bệnh tiểu đường ở giai đoạn 3 không chỉ đơn thuần là hạ đường huyết mà còn phải cải thiện biến chứng và phòng biến chứng tiến triển nặng.
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn cuối
bệnh tiểu đường là gì? sau khi tìm hiểu về khái niệm và 3 giai đoạn trên thì ở giai đoạn cuối cùng, đây là giai đoạn các biến chứng không chỉ tiến triển nặng lên các biến chứng xảy ra cùng lúc hơn. Việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể người bệnh cũng trở nên khó khăn hơn, cần dùng phối hợp nhiều dạng thuốc uống, thậm chí thuốc tiêm mới có thể giữ được đường huyết nằm trong vùng an toàn. Các biến chứng cũng trở nặng vô cùng so với triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
Biến chứng bệnh tiểu đường là gì?
Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lượng đường huyết trong máu cao lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim mạch, mắt, thận, thần kinh và răng.Hơn nữa, những người đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Do đó ta cần biết rõ bệnh tiểu đường là gì? từ đó khắc phục các biến chứng của bệnh.
Biến chứng tiểu đường trên thận
Biến chứng này gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hay suy thận. Bệnh về thận phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Cách chữa bệnh tiểu đường là phải duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường mới có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Biến chứng bệnh tiểu đường lên mắt
Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển thành một số loại bệnh về mắt như bệnh võng mạc làm giảm thị lực hay mù lòa. Mức glucose trong máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid ở mức bình thường.
Biến chứng tiểu đường trên tim mạch
bệnh tiểu đường là gì? và khi trở nặng sẽ dẫn đến các biến chứng gì? đây là những câu hỏi thường gặp khi người bệnh đã tới giai đoạn cuối của đái tháo đường. Và một trong những biến chứng đó là tiểu đường trên tim mạch, có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Và bệnh tim mạch là một trong số nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh tiểu đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố khác đều góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Cách chữa bệnh tiểu đường
Việc điều trị bệnh đái tháo đường cũng không phải là không thể, chỉ cần thay đổi một vài thói quen sinh hoạt hằng ngày và chỉnh sửa chế độ ăn uống sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn gần với mức bình thường, có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng.
Ăn uống lành mạnh
Cách chữa bệnh tiểu đường đầu tiên đó là người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống phù hợp. Điều quan trọng là tập trung vào chế độ ăn uống là:
- Ít calo
- Ít carbohydrate tinh chế, đồ ngọt
- Ít thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa
- Sử dụng nhiều rau và trái cây
- Sử dụng thực phẩm có nhiều chất xơ
Ngoài ra bạn cần theo dõi lượng carbohydrate, số lượng carbohydrate bạn cần ăn trong bữa ăn và đồ ăn nhẹ để giữ cho lượng đường trong máu ổn định, phòng chống ung thư.
Theo dõi lượng đường trong máu
bệnh tiểu đường là gì? cần làm gì để phòng và chữa bệnh đó chính là theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể. Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị của từng người mắc bệnh mà bạn cần kiểm tra và ghi lại mức đường trong máu của mình. Hỏi bác sĩ của mình về tần suất cần kiểm tra lượng đường trong máu. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo rằng lượng đường huyết vẫn nằm trong phạm vi của mục tiêu điều trị.
Giảm cân
Giảm cân có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Giảm chỉ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể của bạn có thể tạo ra sự khác biệt, có nghĩa là một người nặng 82 kg thì sẽ cần giảm ít nhất 5,9 kg thì mới có đủ để tác động lên lượng đường trong máu. Kiểm soát khẩu phần và ăn các thực phẩm lành mạnh là cách đơn giản để bắt đầu giảm cân.Ngay từ những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. chúng ta nên kiểm soát cân nặng phù hợp để tránh các biến chứng về sau.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường, việc ta cần làm chính là kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Cần chú ý các chỉ số như đường huyết và đặc biệt là chỉ số HbA1c, chỉ số dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và kiểm soát các biến chứng.
Béo phì, thừa cân, ít vận động và tiền sử gia đình có người bệnh tiểu đường là những nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh cao. Nếu thuộc một trong các nhóm này, việc cần làm là lên ngay một kế hoạch điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học cũng như tăng cường vận động, luyện tập thể dục, nhằm ngăn ngừa tiểu đường.
Hợp chất sulforaphane – Bí quyết giúp cơ thể khỏe mạnh
Biết rõ sự quan tâm của mọi người đối với sức khỏe của bản thân đặc biệt bệnh tiểu đường là gì? Cộng đồng nghiên cứu Sulforaphane đã ra đời để cung cấp những thông tin về hợp chất Sulforaphane và tác dụng của Sulforaphane đối với việc cải thiện sức khỏe người. Từ đó nâng cao ý thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe qua việc sử dụng các sản phẩm sạch và lành mạnh.
Công dụng chống ung thư
Sulforaphane là một hoạt chất tốt cho gan. Theo nghiên cứu, hợp chất này có thể giải độc và thúc đẩy bài tiết Aflatoxin, độc tố vi nấm hiệu quả. Trong đó, Aflatoxin là tác nhân có thể gây ung thư.
Các công dụng khác
Hợp chất Sulforaphane được biết đến với một số công dụng khác như ngăn ngừa viêm loét dạ dày, bài tiết chất ô nhiễm trong không khí, cải thiện trí nhớ, cải thiện triệu chứng hen suyễn hay hạn chế các tác động của tia cực tím trên da,…
Sau bài viết này hi vọng bạn đã có cho mình câu trả lời cho cách chữa bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của nó ra sao. Nếu bạn còn những thắc mắc khác và mong muốn được giải đáp thì bạn có thể đến với Sulforaphane để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích khác về bệnh tiểu đường là gì? để từ đó biết bản thân nên bổ sung những loại thức ăn nào để có một cơ thể khỏe mạnh nhé !