Bệnh táo bón và cách chữa trị như thế nào là câu hỏi hiện nay được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng do sự thiếu cân bằng ở chế độ sinh hoạt và thực đơn dinh dưỡng của mỗi người.
Vậy bệnh táo bón và cách chữa trị như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và cách chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng, Sulforaphane tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về bệnh táo bón
Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa mà người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đi đại tiện không hết, phân cứng, số lần đi đại tiện ít hơn hoặc chỉ 3 lần/tuần và thường khó khăn, đau đớn khi đi đại tiện. Tình trạng này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành táo bón mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của người mắc bệnh táo bón
Tuy táo bón không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng khi gặp tình trạng này sẽ tạo ra rất nhiều cản trở cho sinh hoạt hằng ngày vì những triệu chứng của nó, cũng như nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe bản thân.
Các biểu hiện cụ thể của bệnh như sau
- Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, nhưng rất khó đại tiện hoặc đại tiện không ra hết phân, luôn có cảm giác còn muốn đi nữa nhưng không được.
- Số lần đi đại tiện giảm đi nhiều lần, phân tích tụ lại bên trong cơ thể, thường là dưới 3 lần trong một tuần, trường hợp nặng thì 5 – 6 ngày mới có một lần đại tiện.
- Bụng thường căng chướng, đâu âm ỉ, hậu môn luôn trong trạng thái căng tức, phình to do phân tích tụ lại.
- Người mắc bệnh táo bón sẽ ảnh hưởng đến tinh thần rất nhiều do cảm giác khó chịu của việc không đi đại tiện được và những cản trở trong sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, căng thẳng mỗi khi phải đi đại tiện do phân to, cứng làm đau, rát hậu môn.
- Người bệnh có thể bị chứng đau lưng lây lan từ chứng chướng bụng vì không đi vệ sinh được.
Nếu để bệnh táo bón kéo dài sẽ có thể gặp phải nhiều biến chứng
Bệnh táo bón sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh kịp thời bổ sung thực phẩm để chữa bệnh, nhưng nếu bệnh để trong một thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều biến chứng khó lường, thậm chí là gây ra nhiều loại bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.
Đại tiện phân có máu; rách, nứt kẻ hậu môn
Khi một người gặp phải tình trạng táo bón nặng, khối phân khô cứng, khi đại tiện phải rặn hoặc phải có tác động mới đi được thì có thể cứa rách niêm mạc ống hậu môn gây chảy máu khi đi đại tiện.
Phân khô cứng ngoài việc có thể gây rách niêm mạc ống hậu môn, các lớp cơ thắt ống hậu môn cũng có thể bị ảnh hưởng và bị rách, đây gọi là tình trạng nứt kẽ hậu môn. Không chỉ khiến bệnh nhân đại tiện ra máu mà còn gây đau đớn cho bệnh nhân với những lần đi đại tiện tiếp theo, làm người bệnh luôn có cảm giác sợ hãi khi đi đại tiện.
Táo bón lâu ngày khiến người bệnh mắc bệnh trĩ
Khi bị bệnh táo bón và cách chữa trị không hợp lý, ổ bụng thường xuyên phải gắng sức để đại tiện và vô tình làm cho các búi trĩ to ra, đi đại tiện thường có máu, từ đó làm người bệnh táo bón bị sa búi trĩ. Tình trạng trĩ để lâu sẽ gây nguy hiểm và nhiều biến chứng khác cho người mắc bệnh táo bón nếu không có cách để chữa trị.
Có thể dẫn đến hiện tượng tắc ruột
Táo bón khiến thời gian di chuyển của phân trong ruột chậm hơn, điều này khiến phân tích trữ lâu ngày trong ruột, có thể gây ra hiện tượng tắc ruột. Tắc ruột là sự ngưng trệ tạm thời lưu thông đường ruột. Triệu chứng là buồn nôn, nôn và khó chịu mơ hồ ở vùng bụng.
Bệnh táo bón và cách chữa trị hiệu quả khiến bệnh tiến triển tốt
Thay đổi chế độ sinh hoạt và vận động
Tăng cường tập thể dục, thể thao: Người bị bệnh táo bón nên thử những bài tập thể dục có tác dụng ở những vị trí từ đầu gối đến ngực. Những vị trí này có thể kích hoạt nhu động ruột. Hình thành thói quen đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, để thành ruột quen với việc này.
Nếu bệnh tình trở nặng, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhuận tràng trong thời gian ngắn hạn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào, không được tự ý uống thuốc dân gian để chữa bệnh vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Bổ sung các loại nước tốt cho sức khỏe
Uống lượng nước hợp lý mỗi ngày: Tùy vào thể trạng cơ thể, người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để thành ruột mềm mại, dễ đi đại tiện.
Uống một ly cà phê hoặc trà nóng vào buổi sáng. Caffeine có trong cà phê và trà có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích thích ruột, khiến quá trình co bóp ruột hiệu quả hơn từ đó không gây ra tình trạng táo bón.
Ngoài ra, bạn có thể uống một ly nước mật ong chanh pha với ít nước ấm có tác dụng thải độc gan, thanh lọc cơ thể và giảm táo bón rất hiệu quả, nhất là khi dùng vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Nó cũng tốt cho việc giảm cân ở mỗi người.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có thể được xem là phương pháp hữu hiệu trong bệnh táo bón và cách chữa trị. Chất xơ có tác dụng chống táo bón vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn ở ruột già lên men và hút nước để làm mềm phân, giúp phân dễ đào thải.
Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải chứng táo bón, bạn nên thêm các loại rau chứa chất xơ hòa tan như cải xoăn, rau bina, bắp cải, bông cải xanh vào thực đơn hằng ngày của mình.
Đặc biệt, trong bông cải xanh chứa hoạt chất sulforaphane được kích hoạt khi glucoraphanin tiếp xúc với myrosinase, một họ enzym đóng vai trò trong phản ứng phòng vệ của thực vật. Đây là thành phần chống sưng, viêm có thể ngăn ngừa sự tổn thương đến mạch máu khi tình trạng táo bón diễn ra kéo dài, làm hậu môn tránh bị những vết nứt gây đau đớn cho người bệnh.