Bệnh táo bón nên ăn gì là thông tin mà không phải ai cũng nắm được để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Táo bón không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong việc đi đại tiện mà còn gây bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì thế, bệnh táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi là vấn đề những bệnh nhân táo bón đặc biệt quan tâm.
Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón
Trong quá trình đại tiện, phân khô cứng, khó đào thải ra ngoài, kèm theo đó là cảm giác đau rát hậu môn khi rặn thì bạn đã bị táo bón rồi đấy. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón như sau:
Người có thói quen nhịn đi đại tiện
Vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người hình thành nên thói quen nhịn đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra chứng táo bón do phân không được đào thải ra ngoài, mà bị tích tụ trong cơ thể quá lâu. Lâu dần, phân trở nên nhiều, nặng và cứng hơn, khiến việc đi vệ sinh khó khăn, gây đau rát hậu môn.
Người hấp thụ quá nhiều chất sắt
Người trưởng thành cần 8 mg sắt mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nếu nồng độ sắt vượt qua mức này thì hoạt động của nhu động ruột sẽ bị ảnh hưởng, tích tụ dần và gây ra bệnh táo bón. Vì vậy, nếu muốn bổ sung thêm sắt, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, thì phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bổ sung viên uống sắt một cách tùy tiện.
Thực đơn dinh dưỡng hằng ngày thiếu chất xơ
Đây là nguyên nhân gây táo bón rất phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Chất xơ có sẵn trong các nguồn tự nhiên rất đa dạng như trái cây, rau củ và ngũ cốc có tác dụng giúp trị táo bón hiệu quả.
Theo đó, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nếu dung nạp quá nhiều đạm và chất béo mà không bổ sung chất xơ trong rau củ quả thì bất cứ ai cũng sẽ bị táo bón.
Rối loạn chức năng sàn chậu
Rối loạn chức năng sàn chậu khiến các cơ ở vùng bụng không thể hoạt động co thắt một cách bình thường, các cơ ở vùng sàn chậu không giãn. Điều này cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài, khiến việc đi đại tiện gặp khó khăn, gây ra chứng táo bón.
Một số loại thuốc có thể gây bệnh táo bón
Thuốc chống trầm cảm, kim loại, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng axit, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống viêm không steroid, thuốc có chứa chất gây nghiện, nhiều loại thuốc hướng tâm thần, thuốc chống co giật…
Ngoài ra, một số người bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng, sử dụng thường xuyên với liều cao. Khi không uống thuốc thì không thể đi đại tiện, hoặc quá trình đại tiện gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng bệnh táo bón người già là gì?
Theo một số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng táo bón diễn ra phổ biến ở người trên 60 tuổi, ước tính có đến 50% người già gặp phải vấn đề táo bón. Vì vậy, người già cần chú ý sức khỏe, bổ sung thực phẩm cần thiết để phòng ngừa chứng táo bón.
Có nhiều nguyên nhân khiến người già bị bệnh táo bón: Hệ tiêu hóa bị suy giảm, hoạt động kém dần do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, tác dụng phụ của thuốc tây, người cao tuổi ít vận động hoặc do một số bệnh lý khác biến chứng thành.
Bị táo bón ăn gì nhanh khỏi bệnh
Chìa khóa vàng để cải thiện chứng táo bón là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy bệnh táo bón nên ăn gì?
Bệnh táo bón uống nước gì tốt cho sức khỏe
Bổ sung đủ nước lọc
Nước là thành phần không thể thiếu để chữa bệnh táo bón. Bởi nước không chỉ giúp quá trình thanh lọc, đào thải độc tố diễn ra thuận lợi, mà còn hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân. Do vậy, việc bạn uống không đủ nước có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chứng táo bón. Bạn nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Tùy vào thể trạng cơ thể, người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Nước ép trái cây nguyên chất không đường
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số loại nước trái cây không đường có khả năng làm mềm phân, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Trong thành phần của nước ép trái cây không đường có chứa chất sorbitol là carbohydrate không bị chuyển hóa trong đường tiêu hóa. Có thể kết hợp nước lọc với sinh tố trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất để tốt cho sức khỏe.
Nước chanh ấm pha muối
Mỗi sáng khi thức dậy bạn nên uống một cốc nước chanh ấm pha chút muối, nước chanh hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời muối sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.
Người bệnh táo bón nên ăn gì?
Khoai lang
Củ khoai lang là nguồn cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, riboflavin, thiamin, niacin và carotenoid.
Khoai lang có tác dụng giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do có hàm lượng chất xơ cao. Việc tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường, vì vậy loại củ này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón.
Sữa chua
Sữa chua sẽ là thực phẩm đứng đầu danh sách tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua chứa vô số vi khuẩn thân thiện cần thiết cho dạ dày. Khi số lượng các vi khuẩn này tăng lên, nó sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và giảm các triệu chứng của táo bón.
Trái cây
Trái cây luôn được coi là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe và mọi cơ quan. Bởi chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ mà lại ít calo nên cũng rất phù hợp cho người giảm cân. Để khắc phục táo bón, bạn nên tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là những loại quả nhuận trường như táo, lê, cam, chuối, đu đủ, thanh long, dâu tây, việt quất,…
Rau xanh
Một thực đơn cho người bị táo bón thì không thể thiếu rau xanh. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân, qua đó khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Ăn nhiều rau, đặc biệt là rau chứa chất xơ hòa tan như cải xoăn, rau bina, bắp cải, bông cải xanh sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Để nói rõ hơn thì trong bông cải – súp lơ xanh có chứa hoạt chất sulforaphane được kích hoạt khi glucoraphanin tiếp xúc với myrosinase, một họ enzym đóng vai trò trong phản ứng phòng vệ của thực vật. Đây là thành phần chống sưng, viêm có thể ngăn ngừa sự tổn thương đến mạch máu từ đó người bệnh táo bón sẽ đỡ đau đớn hơn trong quá trình đại tiện của mình, lâu dần chứng táo bón sẽ được chữa khỏi.
Trên đây là toàn bộ thông tin Sulforaphane gửi đến bạn để trả lời cho câu hỏi bệnh táo bón nên ăn gì. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và áp dụng được trong quá trình điều trị bệnh của mình.