Bệnh tiểu đường uống nước cam được không, ai cũng biết trái cam vừa ngon lại còn cung cấp vô số các loại dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, liệu người bệnh tiểu đường uống nước cam được không, ở người bệnh tiểu đường không phải loại trái cây nào cũng dùng được, hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bệnh tiểu đường uống nước cam được không?
Thông tin về quả cam
Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt, nước ép trái cây thì những loại nào? Ai cũng biết trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho mọi người, tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường thì cần chú ý, vì một số loại hoa quả có vị quá ngọt sẽ làm tăng lượng đường huyết gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Cam là thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối thấp (GI = 40), nên người bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng nhưng phải ở trong mức cho phép bời cam vẫn chứa một lượng đường nhất định (100g có khoảng 10-15g đường). Nếu ăn quá nhiều cam sẽ khiến đường huyết tăng cao có nguy cơ dẫn đến các biến chứng khôn lường.
Lợi ích khi sử dụng quả cam
Ở mức độ cho phép, cam sẽ mang lại những lợi ích sau cho người bệnh tiểu đường:
– Tăng cường sức đề kháng: Cam là nguồn cung vitamin C dồi dào đóng vai trò như hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch.
– Cải thiện hệ tiêu hóa vì nó thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ kèm thêm độ axit vừa phải trong cam sẽ kích thích dạ dày làm việc tốt.
– Cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp: Cam chứa pectin giúp giảm cholesterol máu hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cam chứa kali có vai trò trong việc điều chỉnh cân bằng chất lỏng nội bào từ đó ổn định huyết áp cho người bệnh tiểu đường.
– Cam làm tăng nồng độ lutein trong cơ thể giúp chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Cam góp phần ngăn ngừa biến chứng trên võng mạc do bệnh tiểu đường.
– Các chất flavonoid, vitamin và khoáng chất trong cam giúp giảm viêm và stress oxy hóa, cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó điều hòa đường huyết cũng như giảm nguy cơ phát triển tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
Cách ăn cam đúng cho người bị tiểu đường
Các chuyên gia y khoa cho biết, ăn trái cây vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào đối tượng và thể trạng của người dùng, tránh những quan niệm sai lầm như ăn trái cây vào buổi chiều hay ăn lúc bụng rỗng thì mới tốt.
Ở người khỏe mạnh bình thường thì có thể sử dụng trái cây ở bất kỳ thời điểm nào, nhưng bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây cụ thể như cam được khuyên nên ăn trong hay sau bữa ăn hoặc kết hợp với một thực phẩm khác nhằm làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột non vào máu.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không được ăn cam vào bữa sáng vì lúc này hormone thai kỳ đang ở mức cao sẽ khiến cơ thể không dung nạp được tinh bột. Người bệnh cũng nên chú ý không dùng sữa gần thời điểm ăn cam để tránh bị đầy hơi, chướng bụng do vitamin C phản ứng với protein trong sữa.
Như vậy, bệnh tiểu đường uống nước cam được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn nên chọn ăn trực tiếp cam tươi thay vì ép lấy nước uống nhằm bổ sung chất xơ tối đa cho cơ thể, hỗ trợ tiểu đường hiệu quả.
Tiểu đường uống nước dừa được không?
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước dừa vì hàm lượng đường trong loại quả này khá thấp. Chúng có những công dụng như:
Nước dừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin vì chứa hàm lượng kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine cao.
Dừa có thể ức chế stress oxy hóa và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, thận…
Uống nước dừa thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, mỡ trong gan và chất béo trung tính có trong máu. Ngoài ra, nước uống này còn giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi uống nước dừa, dừa già sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường hơn là trái dừa non.
- Uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường, không sử dụng dừa đóng lon
- Không ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa
- Nên uống nước dừa vào buổi chiều để tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch
- Chỉ nên uống 250ml nước dừa mỗi ngày và chia thành hai lần uống.
- Người bệnh tiểu đường thai kỳ, thấp khớp, thận mạn tính thì không nên uống nước dừa
Bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước lọc không?
Nước lọc là công thức hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường, bởi chúng không chứa calo, không chứa đường hay tinh bột xấu cho sức khỏe. Cung cấp nước lọc hằng ngày cho cơ thể là
điều rất quan trọng về mặt tinh thần và thể chất vì mọi cơ quan trên cơ thể chúng ta đều cần có nước để hoạt động.
Bệnh nhân tiểu đường thường có xu hướng bị thừa glucose hoặc đường huyết trong cơ thể nên luôn cần nhiều nước từ các mô khiến cơ thể bị mất nước. Bạn cần uống nhiều nước vì nước giúp làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát đường huyết.
Khi glucose và đường huyết trong cơ thể tăng, uống nước sẽ làm dịu cơn khát và cũng dẫn tới tiểu tiện thường xuyên, để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể, bạn cần uống nhiều nước.
Lượng đường và glucose tăng cao khiến cơ thể bị mất nước, da gặp một số tình trạng như khô, ngứa và dễ khiến bị nhiễm trùng. Uống nước giúp duy trì độ ẩm cho da và phòng ngừa các nhiễm trùng da có thể xảy ra.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của Sulforaphane Lab về vấn đề bệnh tiểu đường uống nước cam được không, ngoài ra còn cung cấp thêm thông tin về tiểu đường uống nước dừa và nước lọc như thế nào cho đúng cách để lấy được hiệu quả tối ưu nhất. Mong rằng bạn đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bản thân hoặc những người xung quanh đang mắc phải bệnh lý tiểu đường này tốt hơn.
Tham khảo bài viết: Bệnh tiểu đường gây biến chứng gì cho bệnh nhân