- Bông cải xanh là rau gì?
- Vì sao bông cải xanh được gọi là siêu thực phẩm?
- Lợi ích của việc ăn bông cải xanh là gì?
- Nên ăn bông cải xanh trưởng thành hay mầm bông cải xanh?
- Cách chế biến bông cải xanh đúng cách
- Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc tiêu thụ bông cải xanh
- Liều lượng được khuyên dùng khi ăn bông cải xanh
- Tổng kết
Bông cải xanh chứa Sulforaphane đang nổi lên như một siêu thực phẩm với nhiều công dụng quan trọng đối với cơ thể như ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ chức năng gan, kiểm soát bệnh tiểu đường,…
Rất nhiều chuyên gia khuyên nên ăn bông cải xanh mỗi ngày để thu lại những lợi ích cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết liều lượng nên sử dụng cũng như các cách chế biến tốt nhất. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu “tất tần tật” về bông cải xanh qua bài viết này để vừa nhận được hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.
Bông cải xanh là rau gì?
Bông cải xanh lần đầu được giới thiệu đến Hoa Kỳ vào những năm 1800 bởi những người nhập cư Ý. Tuy nhiên, nó chỉ được biết đến và tiêu thụ rộng rãi vào những năm 1920. Từ “bông cải xanh” thực chất được bắt nguồn từ một từ tiếng Ý là “broccolo” có nghĩa là “phần đầu nở hoa của bắp cải”.
Bông cải xanh là một loại cây có tốc độ phát triển khá nhanh, cao từ 60–90 cm (24–35 inch). Chúng thường mọc thẳng và phân ra làm nhiều nhánh khác nhau. Nếu không được thu hoạch, chúng sẽ mọc ra hoa màu vàng với bốn cánh hoa và tạo ra những quả giống như quả nang (một quả nang khô).
Bông cải xanh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu vừa phải đến mát mẻ và được nhân giống bằng hạt, gieo trực tiếp trên ruộng hoặc trong luống cây để cấy ghép. Các đầu, hoặc các bông hoa, có thể thu hoạch trong vòng 60 đến 150 ngày, tùy thuộc vào giống và thời tiết.
Ở Việt Nam, ngoài tên gọi bông cải xanh, chúng còn thường được nhắc đến với tên “súp lơ xanh”. Đây cũng là loại rau phổ biến nhất, được nhiều người biết đến hơn khi nhắc đến các loại rau họ nhà Cải. Có lẽ là bởi chúng vừa có giá thành rẻ, lại rất dễ chế biến, dễ mua và mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn.
Vì sao bông cải xanh được gọi là siêu thực phẩm?
Bông cải xanh tuy nhỏ nhưng chúng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, vitamin và những hợp chất đáng gờm. Ăn bông cải xanh chính là một sự lựa chọn tốt để giúp chúng ta nhận được nhiều chất quan trọng, cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, nhiều người đã ưu ái gọi loại rau này là siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh
Dưới đây là giá trị dinh dưỡng mà 1 cốc bông cải xanh (91 gram) có thể mang lại cho cơ thể:
- Lượng calo: 31
- Nước: 89%
- Chất đạm: 2,5 gam
- Carb: 6 gram
- Đường: 1,5 gam
- Chất xơ: 2,4 gam
- Chất béo: 0,4 gam
Có thể thấy, bông cải xanh chứa ít carbs tiêu hóa nhưng có thể cung cấp một lượng chất xơ dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Ngoài ra, loại rau này cũng có hàm lượng protein tương đối cao, chiếm 29% trọng lượng khô so với hầu hết các loại rau.
Các vitamin và khoáng chất giàu trong bông cải xanh
Ngoài khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, ăn bông cải xanh cũng mang lại rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, bao gồm:
- Vitamin C: giúp chống oxy hóa. Đây là loại vitamin này rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và sức khỏe của da. Một khẩu phần 1/2 chén (45 gram) bông cải xanh thô cung cấp gần 70% vitamin C.
- Vitamin K1: Bông cải xanh có chứa một lượng lớn vitamin K1, rất quan trọng cho quá trình đông máu và có thể thúc đẩy sức khỏe của xương.
- Folate (vitamin B9): Loại vitamin này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai và rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào.
- Kali: là một khoáng chất thiết yếu, kali có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.
- Mangan: Nguyên tố vi lượng này được tìm thấy với số lượng lớn trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau.
- Sắt: một khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe với rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bạn, chẳng hạn như vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu.
Bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác với lượng nhỏ hơn. Trên thực tế, nó có khả năng cung cấp mọi loại chất dinh dưỡng bạn cần chẳng qua là với một hàm lượng ít hơn các chất kể trên.
Hợp chất Sulforaphane trong bông cải xanh có lợi ích như thế nào?
Bông cải xanh còn được biết đến là một nguồn cung cấp các hợp chất thực vật như Sulforaphane, Indole-3-carbinol, Carotenoid, Kaempferol, Quercetin,…Tuy nhiên, nổi bật nhất trong số đó là Sulforaphane – hợp chất thực vật tự nhiên với vô vàn công dụng tốt cho sức khỏe.
Sulforaphane được phát hiện là có thể ngăn ngừa ung thư lần đầu tiên cách đây 56 năm về trước. Phát hiện này đã trở thành tiền đề cho rất nhiều nghiên cứu sau này xoanh quanh Sulforaphane, từ đó phát hiện thêm ngày càng nhiều các lợi ích sức khỏe mà hoạt chất này có thể mang lại như:
- Chống lại ung thư
- Ngăn ngừa tổn thương viêm
- Chống oxy hóa
- Cải thiện chức năng của một số cơ quan trong cơ thể như: gan, thận, phổi
- Cải thiện và tăng cường trí nhớ
- Kiểm soát bệnh tiểu đường
Và Sulforaphane đã được tìm thấy rất nhiều trong bông cải xanh. Chính vì thế, để nhận lại tất cả các lợi ích sức khỏe kể trên, việc đơn giản bạn cần làm chỉ là kiên trì ăn bông cải xanh mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm về hợp chất Sulforaphane: https://sulforaphane-lab.vn/tim-hieu-tu-a-z-ve-sulforaphane-hoat-chat-chong-ung-thu/
Lợi ích của việc ăn bông cải xanh là gì?
Với rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng và hợp chất quan trọng tồn tại trong bông cải xanh như ở trên, vậy rốt cuộc, ăn bông cải xanh có tác dụng gì đối với cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư hiện nay chính là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe con người trên toàn thế giới. Các chuyên gia đã nhận định rằng tiêu thụ bông cải xanh chính là một cách để ngăn ngừa căn bệnh này. Đây cũng chính là công dụng đáng chú ý nhất và được lan truyền rộng rãi nhất của bông cải xanh.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng isothiocyanates của bông cải xanh, bao gồm sulforaphane và indole-3-carbinol chính là hai chất làm nên công dụng này. Các hóa chất này tăng cường các enzym giải độc và hoạt động như chất chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Ngoài ra, các nghiên cứu quan sát cũng cho thấy việc tiêu thụ các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư phổi, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và dạ dày.
Kiểm soát bệnh tiểu đường và chứng tự kỷ
Đối với những người béo phì mắc bệnh tiểu đường loại 2, chiết xuất bông cải xanh sẽ được khuyên dùng và chỉ định bởi các bác sĩ. Nguyên nhân đằng sau sự chỉ định này là gì?
Các nhà khoa học báo cáo trong số ra ngày 14 tháng 6 năm 2017 trên tạp chí Science Translational Medicine, đã phát hiện ra rằng hợp chất Sulforaphane trong bông cải xanh (và các loại rau họ cải khác như bắp cải và cải Brussel) có thể làm giảm hoạt động hoặc biểu hiện của 50 gen liên quan đến các triệu chứng bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà khoa học đã cung cấp hợp chất (dưới dạng chiết xuất từ mầm bông cải xanh) cho 97 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong suốt 12 tuần. Mặc dù những người tham gia không béo phì không thấy bất kỳ tác dụng nào, nhưng những người béo phì thấy mức đường huyết lúc đói của họ giảm đáng kể 10% so với nhóm đối chứng.
Tuy nhiên, liều lượng chiết xuất được dùng này gấp 100 lần liều lượng được tìm thấy tự nhiên trong bông cải xanh, các nhà nghiên cứu báo cáo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tiêu thụ nhiều bông cải xanh hơn với thời gian dài hơn để nhận được lợi ích kể trên.
Sulforaphane cũng được tìm thấy để cải thiện các triệu chứng liên quan đến chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo ngày 13 tháng 10 năm 2014 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences những người dùng chiết xuất có chứa Sulforaphane cho thấy sự cải thiện trong giao tiếp bằng lời nói và tương tác xã hội.
Giảm mức cholesterol
Cholesterol có khá nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể của bạn. Nó là một trong những yếu tố chính trong việc hình thành axit mật, giúp bạn tiêu hóa chất béo. Axit mật được hình thành trong gan của bạn, được lưu trữ trong túi mật và được giải phóng vào hệ tiêu hóa của bạn bất cứ khi nào bạn ăn chất béo.
Sau đó, các axit mật được tái hấp thu vào máu của bạn và được sử dụng trở lại. Bông cải xanh có thể giúp giảm cholesterol vì chất xơ hòa tan trong rau liên kết với cholesterol trong máu. Sự liên kết này làm cho cholesterol bài tiết dễ dàng hơn và do đó làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Giải độc cơ thể
Hóa chất thực vật glucoraphanin, gluconasturtiin và glucobrassicin đã tạo nên bộ ba tuyệt vời trong bông cải xanh. Cùng nhau, chúng hỗ trợ tất cả các bước của quá trình giải độc của cơ thể, từ kích hoạt đến trung hòa và loại bỏ các chất gây ô nhiễm.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Hoa Kỳ cho thấy rằng mầm của bông cải xanh có thể đóng vai trò đặc biệt mạnh mẽ trong quá trình giải độc của cơ thể. Hãy ăn bông cải xanh để được giải độc một cách tự nhiên mỗi ngày.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Ngoài việc giảm cholesterol, bông cải xanh có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách hỗ trợ giữ cho các mạch máu khỏe mạnh. Sulforaphane trong bông cải xanh cũng là một chất chống viêm và có thể ngăn ngừa hoặc đảo ngược tổn thương niêm mạc mạch máu do các vấn đề về đường huyết mãn tính gây ra.
Dư thừa homocysteine, một axit amin tích tụ sau khi một người ăn thịt đỏ có thể àm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Các vitamin phức hợp B của bông cải xanh có thể giúp điều chỉnh hoặc giảm lượng homocysteine quá mức, theo một báo cáo của Trường Y tế Công cộng Đại học Harvard.
Tăng cường sự khỏe mạnh của xương
Một lợi ích khi ăn bông cải xanh mỗi ngày mà chuyên gia dinh dưỡng có thể chỉ ra ngay là nó tốt cho sức khỏe của xương. Điều này là do loại rau này rất giàu canxi. Khả dụng sinh học của canxi trong bông cải xanh cao hơn so với rau bina và thậm chí có thể cao hơn một số sản phẩm từ sữa, với sinh khả dụng khoảng 50%.
Ngoài việc giúp xương chắc khỏe, canxi trong bông cải xanh còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh trung ương. Canxi rất quan trọng cho sự co cơ thích hợp và thậm chí là chức năng của hệ thần kinh để cơ thể điều chỉnh chặt chẽ nồng độ canxi trong máu.
Tăng cường sức khỏe của mắt
Suy giảm thị lực là hậu quả phổ biến của quá trình lão hóa và rất nhiều các tác nhân khác. Hai trong số các carotenoid chính có trong bông cải xanh – lutein và zeaxanthin, có liên quan đến việc giảm nguy cơ rối loạn mắt do tuổi tác.
Thiếu vitamin A có thể gây ra chứng quáng gà, có thể đảo ngược khi tình trạng vitamin A được cải thiện. Bông cải xanh có chứa beta carotene, mà cơ thể bạn chuyển hóa thành vitamin A. Do đó, loại rau này có thể tăng cường thị lực ở những người có lượng vitamin A thấp.
Hỗ trợ tiêu hóa
Một lợi ích khác khi thêm bông cải xanh vào đĩa của bạn là nó hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa. Bông cải xanh là một nguồn giàu chất xơ không hòa tan và hòa tan. Chất xơ không hòa ta giúp hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên trong khi chất xơ hòa tan giúp giảm mức cholesterol LDL và giữ mức đường huyết cân bằng. Nói cách khác, mỗi loại chất xơ đều quan trọng và bông cải xanh có cả hai loại.
Bông cải xanh cũng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giúp giữ cho niêm mạc dạ dày của bạn khỏe mạnh. Sulforaphane trong bông cải xanh giúp ngăn vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori phát triển quá mức hoặc bám quá mạnh vào thành dạ dày.
Một nghiên cứu năm 2009 của Johns Hopkins trên chuột đã phát hiện ra rằng mầm bông cải xanh đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều này. Những con chuột được cho ăn mầm bông cải xanh hàng ngày trong hai tháng đã giảm hơn 40% mức độ H. pylori trong phân của chúng.
Hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Bông cải xanh có chứa vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe miễn dịch. Nhưng tầm quan trọng của vitamin C không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ chống lại bệnh tật mà chúng còn rất cần thiết cho nhiều chức năng khác trong cơ thể bao gồm tăng trưởng và sửa chữa tế bào, hấp thụ sắt, chữa lành vết thương, cũng như hỗ trợ xương, tăng cường sức khỏe răng và khớp.
Bảo vệ làn da
Mặc dù bông cải xanh rõ ràng chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nó chủ yếu được làm từ nước. Điều này giúp giữ nước cho da. Ngoài ra, một lý do khác tại sao bông cải xanh lại tốt cho sức khỏe làn da là do hàm lượng vitamin C của nó. Điều này giúp hỗ trợ sự hấp thụ và sản xuất collagen, và collagen là thứ giữ cho nếp nhăn không hình thành nhanh chóng .
Cải thiện sức khỏe gan
Gan là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Chúng nắm giữ rất nhiều chức năng, chính vì thế sức khỏe gan cần đặc biệt chú trọng. Một số nghiên cứu đã cho thấy Sulforaphane có trong bông cải xanh là một hợp chất hứa hẹn trong quá trình cải thiện và nâng cao chức năng của lá gan.
Theo nghiên cứu, gan thường được đo lường tình trạng bởi một số chỉ số nhất định. Trong đó, phổ biến nhất là chỉ số ALT. Khi chỉ số này tăng cao, nó đồng nghĩa với tình trạng sức khỏe của gan không tốt và gan đang chịu một số tổn thương nhất định.
Thí nghiệm để làm rõ công dụng liên quan đến gan của bông cải xanh đã được tiến hành. Sau một khoảng thời gian ngắn, việc ăn bôn cải xanh mỗi ngày đã cho thấy kết quả tích cực đó chính là một mức giảm ALT đáng kể so với nhóm đối chứng không sử dụng bông cải xanh.
Tìm hiểu thêm về công dụng của Sulforaphane đối với chức năng gan: https://sulforaphane-lab.vn/cac-cong-dung-cua-sulforaphane-trong-viec-tang-cuong-suc-khoe-gan/
Nên ăn bông cải xanh trưởng thành hay mầm bông cải xanh?
Mầm bông cải xanh thực chất là cây con từ 3-5 ngày của bông cải trưởng thành.Giống như hầu hết các loại rau mầm khác, chúng có lá nhỏ, màu xanh lục có bề ngoài gần như tương đương với mầm cỏ linh lăng.
Tuy vẻ ngoài nhỏ bé như vậy nhưng thực chất mầm bông cải xanh đang được đánh giá cao hơn bởi các chuyên gia khi so sánh với bông cải trưởng thành. Lý do là bởi vì cây mầm thường sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với cây đã trưởng thành.
Theo báo cáo mầm bông cải xanh là một nguồn cung cấp vitamin K tốt hơn, với gần 38 microgam trên mỗi nửa cốc, vượt xa bông cải xanh trưởng thành có chứa 0,4 microgam trên nửa cốc. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng làm cho mầm bông cải xanh nổi tiếng hơn cả là Sulphoraphane với đặc tính chống ung thư và chống đái tháo đường. Hợp chất này có ở nồng độ cao trong mầm bông cải xanh 3-4 ngày tuổi.
Chính vì thế, nếu bạn mong muốn thu được nhiều lợi ích sức khỏe hơn, bạn nên sử dụng mầm bông cải xanh thay vì cây trưởng thành. Chúng sẽ mang lại công dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm về các lợi ích của mầm bông cải xanh: https://sulforaphane-lab.vn/tim-hieu-thong-tin-ve-rau-mam-bong-cai-xanh/
Cách chế biến bông cải xanh đúng cách
Một yếu tố nữa cũng có tác động lớn tới hàm lượng Sulforaphane và chất dinh dưỡng nhận được khi ăn mầm bông cải xanh chính là ở cách chế biến. Nếu bạn chế biến sai cách thì việc tiêu thụ bông cải xanh không còn mang lại hiệu quả như trước nữa.
Dưới đây là 4 sự lựa chọn chế biến vừa đơn giản mà lại thu về được nhiều lợi ích của bông cải xanh:
Sử dụng lò vi sóng
Công nghệ vi sóng sử dụng sóng điện từ để nấu bông cải xanh từ bên trong rất hiệu quả. Nhiệt được dẫn đến các phân tử bên trong cây, vì vậy nó nóng lên nhanh chóng. Quá trình này sẽ giúp làm mềm hoa của bông cải xanh khá nhanh chóng chỉ trong khoảng 3 phút.
Hấp bông cải xanh
Sử dụng hơi nước khi hấu sẽ khiến bông cải xanh chín nhanh và chuyển màu sang xanh tươi mà vẫn giữ nguyên cấu trúc của rau. Rổ hấp giữ bông cải xanh nên được đặt ở trên cao để các chất dinh dưỡng không bị ngấm vào nước. Điều này cũng giúp ích cho việc nấu nướng.
Tuy nhiên bạn nên đảm bảo theo dõi thời gian nấu, vì mỗi phút trong môi trường nhiệt có thể nhanh chóng thay đổi kết cấu từ mềm giòn sang nhão. Thậm chí là có thể mất hết các lợi ích và dưỡng chất cần thiết có trong rau. Chính vì thế, chúng tôi khuyến nghị chỉ nên nên hấp trong vòng ba đến năm phút là hoàn hảo.
Xào hoặc rang bông cải xanh
Kết cấu chắc chắn của loại rau này khiến nó trở thành một ứng cử viên sáng giá cho các món xào và rán. Thách thức là nấu ăn bằng nhiệt khô trong dầu có xu hướng làm chín mặt ngoài, nhưng đôi khi bên trong vẫn dai.
Vì vậy, bí quyết là xào trong vài phút đầu để rau chín vàng, sau đó chỉ cần thêm một vài muỗng canh nước, đậy nắp và hấp rau cho đến khi nĩa chín mềm. Bạn cũng có thể thêm một nước sốt xào thay vì nước để giúp làm mềm và tăng hương vị.
Ăn phần cuống của bông cải xanh
Rất nhiều người có thói quen chỉ ăn phần hoa ở đầu và lá của bông cải xanh mà quên mất rằng phần cuống của chúng cũng tốt không kém. Vì vậy, sau khi cắt bông cải xanh, bạn đừng vội vứt bỏ phần thân gỗ lớn.
Nghiên cứu cho thấy chúng chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Bên dưới lớp da dày là lớp thịt mềm. Chỉ cần dùng dao gọt hoặc dụng cụ gọt vỏ để loại bỏ những phần cứng bên ngoài.
Sau đó, phần cuống được cắt tỉa có thể được cắt nhỏ và ăn sống cho món salad bông cải xanh, cắt thành miếng lớn để rang, thái lát để xào, hoặc cắt thành dải ruy băng cho món salad ưa thích.
Ăn sống bông cải xanh
Tất cả các sự lựa chọn trên như hấp, xào, rang hay sử dụng lò vi sóng đều có vẻ sẽ dễ ăn và mang lại cảm giác ngon miệng hơn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra ăn bông cải xanh sống mới chính là phương pháp thu lại được nhiều Sulforaphane nhất.
Lý do là bởi nếu bạn hấp hay nấu bông cải xanh quá lâu thì chúng sẽ dễ bị phân hủy các hợp chất, các chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn vẫn có thể nhận lại một số hiệu quả nhưng chúng sẽ không được dồi dào như phương pháp ăn sống này.
Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc tiêu thụ bông cải xanh
Bông cải xanh và các loại rau mầm khác đều cần điều kiện ẩm ướt để nảy mầm. Thật không may, đây chính là một môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn như Salmonella , E. coli và Listeria monocytogenes phát triển.
Điều này có nghĩa là rau mầm có thể bị nhiễm khuẩn và nếu ăn phải, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như sốt, tiêu chảy và co thắt dạ dày. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên rửa sạch bất kỳ loại rau mầm nào trước khi ăn.
Một điều cần lưu ý nữa là mầm bông cải xanh có chứa isothiocyanates, một nhóm hợp chất thực vật có chứa Sulforaphane. Chúng được cho là goitrogens, là những chất làm thay đổi sự hấp thu iốt của cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là ăn quá nhiều mầm bông cải xanh có khả năng làm thay đổi chức năng tuyến giáp của bạn và tăng nguy cơ suy giáp, một tình trạng đặc trưng bởi tuyến giáp kém hoạt động.
Mặc dù không có tài liệu nào cho biết hàm lượng và khoảng thời gian nào khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ này khi tiêu thụ mầm bông cải xanh. Mặc dù vậy, một nghiên cứu trên các loại rau thuộc họ Cải khác, chẳng hạn như bông cải xanh, bắp cải Trung Quốc và cải ngọt, cho thấy rằng khẩu phần thông thường không có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn này.
Cuối cùng, Sulforaphane có thể tương tác với một số loại thuốc và hạn chế hiệu quả của chúng. Những loại thuốc này bao gồm furosemide, verapamil và ketoprofen, được sử dụng để điều trị chứng giữ nước, huyết áp cao và viêm khớp. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần phải thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi quyết định ăn bông cải xanh mỗi ngày.
Liều lượng được khuyên dùng khi ăn bông cải xanh
Liều lượng thích hợp của mầm bông cải xanh phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. Tại thời điểm này, không có đủ thông tin khoa học để xác định liều lượng thích hợp cho mầm bông cải xanh.
Hãy nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không nhất thiết phải luôn an toàn và liều lượng có thể rất quan trọng. Đảm bảo làm theo các hướng dẫn có liên quan trên nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác trước khi sử dụng.
Ngoài ra, ăn bông cải xanh không nên được tiêu thụ bởi phụ nữ mang thai và cho con bú vì hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào cho thấy sự an toàn cho đối tượng này. Hơn nữa, những người có hệ tiêu hóa kém, dễ bị tiêu chảy, táo bón cũng không nên sử dụng quá nhiều bông cải xanh.
Tổng kết
Bông cải xanh thực sự là một siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe của con người. Chính vì thế, bạn hãy ăn bông cải xanh để có thể nhận được các công dụng tuyệt vời của hoạt chất Sulforaphane có trong loại rau này. Cuối cùng, bạn có thể theo dõi chuyên mục cải thiện gan của Sulforaphane Lab để cập nhật các kiến thức mới nhất về sức khỏe.