Sulforaphane
  • Câu chuyện Sulforaphane
  • Cộng đồng nghiên cứu
  • Công dụng hoạt chất
    • Cải thiện gan
    • Hỗ trợ hô hấp
    • Phòng ngừa ung thư
    • Hỗ trợ dạ dày
    • Hỗ trợ tiểu đường
    • Hỗ trợ giảm cân
    • Khác
  • Sự kiện – Tin tức
  • Bằng chứng khoa học
  • Tham gia SulLab
Tìm kiếm
Đóng

Bệnh gan nên kiêng ăn gì để cải thiện sức khỏe

Ban biên tập Admin SulLab
Biên tập và tổng hợp

Sullab Admin

Mục lục

  • Dấu hiệu của các bệnh về gan
  • Nên tránh những thực phẩm nào khi gặp các bệnh về gan?
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm giàu muối
  • Thịt đỏ
  • Bánh mì và ngũ cốc tinh chế
  • Nước ngọt hay đồ uống có ga 
  • Rượu
  • Cách để đẩy lùi các bệnh về gan
  • Một chế độ ăn hợp lý
  • Một chế độ sống lành mạnh
  • Tổng kết
  • Dấu hiệu của các bệnh về gan
  • Nên tránh những thực phẩm nào khi gặp các bệnh về gan?
    • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
    • Thực phẩm giàu muối
    • Thịt đỏ
    • Bánh mì và ngũ cốc tinh chế
    • Nước ngọt hay đồ uống có ga 
    • Rượu
  • Cách để đẩy lùi các bệnh về gan
    • Một chế độ ăn hợp lý
    • Một chế độ sống lành mạnh
  • Tổng kết

Bệnh gan nên kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị gan? Để cải thiện sức khỏe cho người bị bệnh gan hãy dùng các loại thực phẩm tốt và hiệu quả cho gan sau đây.

Bệnh gan nên kiêng ăn gì? Có lẽ đây là một câu hỏi khá phổ biến đối với những người bị mắc các bệnh liên quan đến gan. Bởi lẽ tình trạng bệnh sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ ăn uống của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi những thực phẩm “kiêng kị” và có tác dụng xấu đến gan.

Dấu hiệu của các bệnh về gan

benh-gan-nen-kieng-an-gi-de-cai-thien-suc-khoe-so-1.jpg
Dấu hiệu của các bệnh về gan

Như chúng ta đã biết, mỗi cơ quan trong cơ thể đều giữ một chức năng quan trọng. Gan cũng vậy. Cơ quan này là nơi chuyển hóa các chất và được mệnh danh là “nhà máy lọc độc tố” của toàn bộ cơ thể. 

Gan phải hoạt động không ngừng nghỉ để bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố. Các chất độc này khi đi vào cơ thể với một số lượng quá nhiều sẽ khiến gan bị tổn thương và gây ra những căn bệnh nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, lão hóa gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ,…

Các bệnh về gan thường diễn ra âm thầm và khó nhận biết. Bạn đang phân vân mình có đang mắc phải chúng không? Dưới đây là các triệu chứng mà bạn có thể tham khảo và đối chiếu:

  • Da và mắt hơi vàng, được gọi là bệnh vàng da
  • Phân xanh xao, có máu hoặc đen
  • Bụng to hoặc cổ trướng gây khó chịu khi nằm và ăn

Nên tránh những thực phẩm nào khi gặp các bệnh về gan?

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Đồ chiên rán hay chiên giòn là những món ăn rất quen thuộc và hợp khẩu vị đối với nhiều người. Tuy nhiên, chúng chứa hàm lượng chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa cao và rất khó tiêu hóa. Nói cách khác, gan sẽ cần phải làm việc chăm chỉ để xử lý các thực phẩm này. 

Chất béo bão hòa cao sẽ gây ra tình trạng viêm, theo thời gian có thể tiến triển thành xơ gan. Chất này cũng có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt trong cơ thể. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

Thực phẩm giàu muối

Muối chưa bao giờ thực sự có lợi đối với gan của bạn. Bạn nên thực hiện mọi biện pháp có thể để cắt giảm lượng muối ăn và duy trì sức khỏe của gan. 

Bạn cần tránh đồ ăn vặt mặn đóng gói như khoai tây chiên, hỗn hợp, bánh quy mặn,…. Phô mai đã qua chế biến cũng không tốt cho gan của bạn vì nó thuộc loại thực phẩm chế biến sẵn và có hàm lượng natri cao và chất béo bão hòa. Gan nhiễm mỡ, cộng với béo phì có thể sẽ là kết quả khi tiêu thụ quá mức những thực phẩm này.

Thịt đỏ

benh-gan-nen-kieng-an-gi-de-cai-thien-suc-khoe-so-2.jpg
Thịt đỏ không thực sự tốt cho gan

Thịt đỏ có thể chứa nhiều protein, nhưng tiêu hóa nó là một quá trình khó nhằn đối với gan của bạn. Việc phân hủy protein không dễ dàng đối với gan và có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến gan. Ngoài ra, lượng protein dư thừa tích tụ trong gan có thể dẫn đến các bệnh gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng xấu đến não và thận. 

Bánh mì và ngũ cốc tinh chế

Người ta phải luôn hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như bánh quy pizza mì ống và bánh mì làm từ bột mì trắng. Các loại đồ ăn này thiếu nhiều khoáng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Ngũ cốc tinh chế cao sẽ chuyển đổi thành hàm lượng đường. Hàm lượng này khó xử lý và cuối cùng trở thành chất béo trong gan. Nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ. 

Nước ngọt hay đồ uống có ga 

Thỉnh thoảng bạn có thể uống một lượng nhỏ đồ uống có ga nhưng việc uống thường xuyên có thể sẽ bắt đầu gây hại cho gan của bạn và có thể biến chứng thành các bệnh về gan nguy hiểm. 

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều soda cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân và béo phì ở mọi người. Béo phì có thể làm tình trạng gan của bạn xấu đi bằng cách tăng tích tụ mỡ, gây gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, trong soda có sự kết hợp chết người giữa đường và carbs tinh chế (còn gọi là calo rỗng) gây bất lợi cho sức khỏe của gan.

Rượu

Nếu bạn nghiện rượu và quan tâm đến gan của mình, đây là điều đầu tiên bạn cần phải bỏ ngay lập tức. Điều gì xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều rượu?  

Rượu có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng độc tố ở gan. Uống rượu quá mức trong thời gian dài dẫn đến xơ gan, sẽ tạo ra sẹo không thể phục hồi ở gan

Những người nghiện rượu và phát triển thành xơ gan có thể gặp các biến chứng như nôn ra máu, vàng da, tích tụ chất lỏng dư thừa trong cơ thể và ung thư gan.

Cách để đẩy lùi các bệnh về gan

Một chế độ ăn hợp lý

Chỉ giải quyết câu hỏi bệnh gan nên kiêng ăn gì là chưa đủ. Bạn còn cần phải biết những thực phẩm có lợi đối với gan để tăng cường sử dụng. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên hấp thụ khi gặp các bệnh về gan:

benh-gan-nen-kieng-an-gi-de-cai-thien-suc-khoe-so-3.jpg
Các loại rau họ cải chứa Sulforaphane sẽ giúp thanh lọc gan và cải thiện chức năng của cơ quan này
  • Các loại rau họ cải chứa Sulforaphane: các men giải độc có trong Sulforaphane sẽ giúp thanh lọc gan và cải thiện chức năng gan
  • Sữa hạnh nhân hoặc sữa bò ít béo 
  • Cà phê
  • Các thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, ớt chuông đỏ và các loại hạt 
  • Dầu ô liu
  • Tỏi
  • Đậu nành

Một chế độ sống lành mạnh

Việc thực hiện song song một chế độ ăn uống tốt với chế độ sống lành mạnh sẽ giúp bạn nhận được gấp đôi hiệu quả đối với gan.

  • Tập thể dục nhiều hơn: Giảm cân, dinh dưỡng và các phương pháp lành mạnh khác có thể cải thiện đáng kể bệnh gan và đạt hiệu quả tốt nhất khi bạn thực hiện chúng cùng nhau.
  • Giành nhiều thời gian cho giấc ngủ: Mặc dù giấc ngủ quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng đối với những người mắc bệnh gan, giấc ngủ còn quan trọng hơn thế nữa.
  • Đi khám định kỳ thường xuyên: Việc thăm khám thường xuyên không chỉ giúp bạn nắm rõ được tình hình sức khỏe của mình mà còn giúp phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm. Từ đó có thể đưa ra những phương pháp điều trị nhanh chóng.

Tổng kết

Bằng bài viết trên, câu hỏi bệnh gan nên kiêng ăn gì có lẽ đã được giải đáp phần nào. Mong rằng, với những kiến thức mà Sulforaphane LAB đã cung cấp, bạn sẽ có chế độ ăn uống hợp lý cộng với sinh hoạt điều độ để đẩy lùi các bệnh về gan và tăng cường sức khỏe.

Bài viết liên quan

  • Tim hieu ve de che san xuat thuc pham hang dau nhat ban kagome

    Tìm hiểu về đế chế sản xuất thực phẩm hàng đầu Nhật...

    Ngày đăng: 2022.10.01
    Tìm hiểu về đế chế sản xuất thực phẩm hàng đầu Nhật...
  • Kagome Sulforaphane ho tro bao ve gan nhu the nao ?

    Kagome Sulforaphane hỗ trợ bảo vệ gan như thế nào?

    Ngày đăng: 2022.09.30
    Kagome Sulforaphane hỗ trợ bảo vệ gan như thế nào? Thành phần...
  • Người bị bệnh gan nên ăn hoa quả gì tốt cho sức...

    Ngày đăng: 2022.08.11
    Những loại hoa quả người bệnh gan nên ănQuả chuối và dưa...
  • Gan suy yếu hay bệnh gan nên ăn gì tốt để cải...

    Ngày đăng: 2022.08.11
    Chức năng của gan đối với cơ thểDinh dưỡng cho người bệnh...
  • Những cách chữa bệnh về gan tại nhà an toàn, hiệu quả

    Ngày đăng: 2022.08.11
    Khi nào gan cần giải độc?Một số cách chữa bệnh gan tại...

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN MỚI

SULFORAPHANE LAB

  • 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0846674866
  • sulforaphanelab@gmail.com
  • Chính sách bảo mật
  • Quy định vận hành
  • Chúng tôi là ai?
  • Hội đồng nghiên cứu

© All rights reserved - Bản quyền thuộc về SulforaphaneLAB

Go to mobile version