Bệnh táo bón ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp ở lứa tuổi các bé. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bé không được khỏe mạnh, thiếu nước, thiếu chất xơ. Trong trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị. Vậy cách chữa bệnh táo bón ở trẻ em là gì và có những dấu hiệu biểu hiện gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Bệnh táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón là tình trạng phân quá ít, quá rắn và khô khi đi đại tiện hay khoảng cách giữa.
2 lần đi ngoài quá xa nhau. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà số lần đi nặng sẽ khác nhau. Cụ thể như:
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Sẽ đi đại tiện 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đi 1 lần/ngày nhưng phân mềm, không đau rát, khối lượng bình thường thì không phải là trẻ 5 tháng bị táo bón đâu nhé.
- Đối với trẻ hơn 1 tuổi: Bình thường sẽ đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng nếu trẻ đi 2-3 lần/ngày mà phân rắn, ít thì vẫn gọi là táo bón.
Như vậy, trẻ được kết luận là bệnh táo bón khi đi ngoài phân ít rắn và khô, đau rát ở hậu môn và có dấu hiệu đỏ, thậm chí rớm máu.
Nguyên nhân gây mắc bệnh táo bón ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ nhưng thường được chia thành 2 nguyên nhân chính là: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng
Nguyên nhân thực thể
bao gồm vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng hay ở ruột…
- Trẻ mắc bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp sẽ làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân, thấp bé hơn so với bình thường, chúng hay bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, thủng ruột, sốc nhiễm trùng. Do đó cần theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên để giảm khả năng mắc bệnh từ đó tìm hướng chữa bệnh táo bón ở trẻ em
- Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể mắc thêm bệnh táo bón.
- Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón. Trẻ bị rối loạn thường gặp những vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường hay thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
Nguyên nhân chức năng
- Trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ em. Khi trẻ nhịn đi ngoài, phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ gặp khó khăn khi đi nặng. Hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
- Trẻ em sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc quánh một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ lần đầu tiên ăn thức ăn. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ do việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước dẫn đến trẻ 5 tháng bị táo bón.
- Thành phần protein khác nhau có trong sữa công thức cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với một lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
- Táo bón cũng thường gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân. Điều đó vô tình lại khiến phân trở nên khô và rắn.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn. Do đó ăn nhiều rau quả cũng là một cách chữa bệnh táo bón ở trẻ em hiệu quả.
Cách điều trị táo bón ở trẻ
Uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước đồng thời nạp nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn hằng ngày là hai điều quan trọng nhất để khắc phục bệnh táo bón ở trẻ em.
Nước sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ hơn, giúp tiêu hóa và bài tiết thức ăn ra ngoài dễ dàng. Từ đó giúp hỗ trợ phòng chống ung thư tốt hơn. Đặc biệt lưu ý khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ, nên chọn món lỏng, mềm và dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tập cho trẻ đi ngoài đúng giờ
Tập cho trẻ có thói quen đi ngoài đúng giờ cũng vô cùng quan trọng. Đi ngoài đúng giờ sẽ phòng ngừa được táo bón không chỉ ở trẻ em mà còn ở cả người lớn. Hãy tập cho trẻ ngồi bô hoặc nhắc nhở đi ngoài vào đúng 1 khung giờ nhất định mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút ngay cả khi trẻ không muốn.
Chỉ sau vài tuần thực hiện đi ngoài đúng theo một khung giờ nhất định, cơ thể của trẻ sẽ hình thành nên thói quen đi ngoài theo phản xạ. Đây cũng là một phương pháp chữa bệnh táo bón ở trẻ em vô cùng tốt.
Phương pháp khác
Ngoài ra còn có thể thực hiện 2 điều sau để giúp trẻ bị táo bón đi ngoài dễ hơn:
- Cho trẻ co duỗi gối và tập động tác đạp xe khi nằm để thúc đẩy hoạt động ở ruột, có ích cho quá trình tiêu hóa và dễ đi đại tiện hơn.
- Tắm nước ấm cho trẻ mỗi ngày để trẻ được thư giãn, thả lỏng cơ thể để phân di chuyển ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Cần đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh táo bón ở trẻ:
- Kéo dài lâu hơn 2 tuần
- Chướng bụng, táo bón ở trẻ sơ sinh
- Trẻ bị táo bón có kèm theo sốt, đi ngoài ra máu, chướng bụng, sụt cân, ói mửa…
Sulforaphane – Hoạt chất giúp bảo vệ gan, cải thiện tình trạng táo bón
Biết rõ sự quan tâm của tất cả mọi người đối với sức khỏe của bản thân đặc biệt về bệnh gan và táo bón ở trẻ nhỏ, cho nên cộng đồng nghiên cứu Sulforaphane đã ra đời nhằm cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác nhất về hợp chất này cũng như tác dụng của nó đối với việc cải thiện sức khỏe của chính chúng ra.
Hợp chất Sulforaphane được phân tách thành công bởi nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Paul Talalay tại đại học John Hopkins. Sulforaphane được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như:
Hợp chất này tồn tại trong các loại thực vật dưới dạng tiền chất Sulforaphane Glucosinolate có khả năng kích thích enzym tự giải độc trong cơ thể. Từ đó cải thiện chỉ số ALT và hỗ trợ giải độc gan, thúc đẩy hoạt động của ruột giúp chữa bệnh táo bón ở trẻ em một cách hiệu quả.
Sau bài viết này hi vọng bạn đã biết được bệnh táo bón ở trẻ là như thế nào? để từ đó có thể điều trị để có thể cải thiện tình trạng bệnh của bé. Cuối cùng nếu bạn còn những thắc mắc khác và mong muốn được giải đáp thì bạn có thể đến với Sulforaphane để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!