Ngoài việc kiêng ăn gì thì người bệnh tiểu đường còn phải kiêng cả những thức uống gây hại. Vậy bệnh tiểu đường không nên uống gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết ngay sau đây.
-
Soda và nước tăng lực
Theo Tổ chức y tế thế giới thống kê, hiện trên thế giới có đến 180 triệu người đang mắc căn bệnh tiểu đường, trung bình cứ 10 giây lại có một người chết vì “bệnh nhà giàu” này. Tại Việt Nam hiện có tới 5 triệu người được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường và hơn 75% trong số này phải thường xuyên nhập viện vì liên tục xuất hiện các biến chứng như tim mạch, thận, mắt,…Nguyên nhân được xác định là bệnh nhân chưa có một chế độ ăn uống hợp lý khiến lượng đường huyết trong cơ thể lên xuống thất thường.
Đây là hai loại nước cần chú ý đầu tiên của những người mắc bệnh tiểu đường, bởi nước ngọt và đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (bệnh tiểu đường được phân loại thành 2 dạng chính là tuýp 1 và tuýp 2), chúng cung cấp một lượng lớn đường mà không cần phải tiêu hoá nhiều. Nếu bạn uống soda mà không đi kèm một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.
-
Cocktail trái cây
Tưởng chừng trái cây sẽ có lợi cho cơ thể, nhưng cocktail trái cây lại là thức uống người bệnh tiểu đường không nên uống, bởi chúng thường chứa nhiều hàm lượng đường hoặc xi-rô ngô, những thành phần này làm tăng lượng đường trong máu giống như khi bạn uống soda. Cocktail trái cây cung cấp rất nhiều carbohydrate nhưng giá trị dinh dưỡng ít hơn so với các loại nước ép trái cây nguyên chất. Bạn có thể thay cocktail trái cây bằng một ly nước ép trái cây tươi mát tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên cũng cần uống một cách có điều độ và chừng mực.
-
Rượu và đồ uống có cồn, thực phẩm chứa chất kích thích
Khi bệnh nhân tiểu đường uống rượu và đồ uống có cồn sẽ khiến lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được, gây hại cho cơ thể cực kỳ. Thêm vào đó những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn sẽ khiến cơ thể bị chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện chứng đường máu thấp. Vì vậy, bệnh tiểu đường không nên uống gì thì rượu là thức uống cần tránh đầu tiên.
-
Các chế phẩm từ sữa
Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,…là những thực phẩm cần tránh. Thay vào đó, bệnh nhân có thể chọn sữa tách béo và pho mát có hàm lượng chất béo thấp.
-
Đường mía
Vị ngọt của đường mía mặc dù có tác dụng giảm ngay cơn khát nhưng nó lại chứa hàm lượng glucose, fructose và sucrose có hại cho bệnh tiểu đường. Bởi vậy, bệnh nhân tiểu đường cần cẩn thận xem xét trước khi dùng và hạn chế ở mức thấp nhất.
-
Thuốc Tây
Dùng thuốc Tây trong điều trị tiểu đường hiện đang là giải pháp “cấp bách” được nhiều bệnh nhân áp dụng để hỗ trợ tiểu đường, làm giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời vì ít nhiều thuốc Tây dùng lâu ngày sẽ gây những tác dụng phụ, chưa kể sẽ xảy ra tình trạng lờn thuốc, tăng liều, thậm chí tiêm insulin. Bởi vậy, tuỳ theo tình trạng bệnh của mỗi người mà nên có liệu trình điều trị thích hợp, tránh việc lạm dụng thuốc Tây để gây những hậu quả không mong muốn. Và trước khi uống thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhiều người khi mắc bệnh tiểu đường thường có tâm lý lo sợ và đặt câu hỏi liệu bệnh tiểu đường có chữa được không? Tuy nhiên bệnh tiểu đường thường rất khó chữa dứt điểm được. Nhưng bệnh tiểu đường có thể cải thiện nếu bạn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bên cạnh những đồ uống không nên uống thì những người bệnh tiểu đường có thể uống được gì?
- Nước lọc: Thức uống hoàn hảo cho cơ thể, không chứa calo, không chứa đường hay tinh bột. Nếu bạn cảm thấy thèm ngọt, đừng vội tìm thức uống có đường để uống mà hãy thử một ly nước lọc để xem có thể bạn phản ứng thế nào đã nhé.
- Trà thảo mộc: Đồ uống không chứa calorie và carbohydrate nhưng lại rất nhiều chất chống oxy hoá, nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Nước ép trái cây nguyên chất: Thức uống tốt cho người bị tiểu đường tuy nhiên vì nước trái cây cung cấp các loại đường từ trái cây, không phải là chất xơ nên bạn cũng cần giới hạn lượng dùng trong ngày. Bạn có thể tham khảo một số nước ép tươi như: nước ép cà chua, nước ép bưởi, củ cải,…
- Cà phê ở mức có chừng mực: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2, vì trong cà phê có chứa một số hoạt chất làm chậm hấp thu đường sau ăn, nhờ đó không làm tăng đường huyết. Bạn nên uống cà phê nguyên nhân không cho thêm sữa, đường. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế chỉ tối đa tầm 2 ly mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Nước tỏi tây (Hành paro): Với tinh chất ít natri và không có chất béo bão hòa hay cholesterol, tỏi tây (hành paro) đặc biệt có ích cho bệnh bị bệnh tiểu đường. Đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi cho cơ thể, nếu không thể ăn trực tiếp bạn có thể dùng nước ép sẽ tốt hơn vì nước ép thì các chất dinh dưỡng có trong tỏi tây cũng sẽ phát huy hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.
- Hỗn hợp nước táo lên men, mật ong và quế: Trong giấm táo chứa chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đặc biệt khi kết hợp với mật ong, trong mật ong có chứa một số enzyme mạnh mẽ, giúp điều chỉnh sự mất cân bằng insulin. Trong khi đó, quế có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu cho người bị bệnh tiểu đường.
Người bệnh mắc chứng tiểu đường cần phải chú ý đến sức khỏe bởi đây là căn bệnh mãn tính, rất khó để có lời khuyên rõ ràng rằng người bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì. Tùy vào thể trạng, mỗi người sẽ có cách điều chỉnh thích hợp giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Những thông tin về câu hỏi bệnh tiểu đường không nên uống gì đã có lời giải đáp, hy vọng giúp người bị bệnh tiểu đường cũng như người thân có thêm thông tin để cùng nhau vượt qua bệnh một cách nhẹ nhàng với tâm thế thoải mái, vui vẻ nhất.
Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích từ website Sulforaphane Lab để cập nhật những thông tin chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.