Vấn đề lo ngại nhất hiện nay của người bệnh tiểu đường là làm sao để hạn chế mức thấp nhất lượng đường nạp vào cơ thể. Nhưng muốn được như vậy không đơn giản chỉ ăn uống hạn chế đồ ngọt mà cần có kế hoạch cụ thể để biết nên ăn gì và uống gì. Một trong số nhiều thắc mắc về loại nước uống dành cho người bệnh tiểu đường đó chính là nước dừa. Câu hỏi đặt ra rằng liệu “bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Tiểu đường có uống nước dừa được không?
Nước dừa được lấy trong quả dừa là một trong những thức uống phổ biến ở các nước thuộc khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ngoài tác dụng giải khát, nước dừa còn mang lại hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? Câu trả lời là CÓ. Bởi trong nước dừa có chứa một hàm lượng đường thấp, phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường.
Tuỳ từng loại dừa được trồng ở các khu vực khác nhau mà giá trị dinh dưỡng trong nước dừa cũng thay đổi. Ước tính trong 100ml nước dừa có chứa từ:
- 3 – 4g đường bột
- 0,5 – 1g protein
- Dưới 0,5g chất béo
- Nhiều muối khoáng, canxi, kali và chloride.
Hàm lượng chất đường bột trong nước dừa rơi vào khoảng 3-4g trên 100ml nước nguyên chất – tuy nhiên đây là hàm lượng chất đường bột rất thấp, không làm tăng đường huyết và cũng không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ tim mạch.
Nước dừa mang đến những công dụng bổ ích cho người bệnh tiểu đường
- Giúp giảm lượng đường huyết trong máu: Nước dừa kiểm soát lượng đường trong máu nhờ hàm lượng cao Kali, Magie, Vitamin C, L-Arginine. Đây đều là những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
- Nước dừa giúp ức chế stress oxy hoá và ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể việc stress oxy hoá, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh, thận,…
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Uống nước dừa thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, mỡ gan và chất béo trung tính có trong máu. Nước dừa cũng giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Giúp giảm cân tốt và an toàn: Nước dừa chứa rất ít chất béo và calo, hơn nữa tạo cảm giác no khiến bạn ăn ít hơn, từ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả đối với người bệnh tiểu đường có cơ địa béo phì.
- Nước dừa tốt cho thị lực (mắt): Các phức hợp vitamin B như riboflavin, niacin, thiamin, pyridoxine và folate (đây là các chất cơ thể không thể tự tạo ra mà cần phải hấp thu từ các dưỡng chất bên ngoài). Cơ thể con người cần khá nhiều vitamin B1 để cải thiện sức khoẻ của não và mắt, giúp đầu óc tỉnh táo và nhìn rõ hơn buổi tối. Trong 200ml nước dừa chứa khoảng 0,7mg Thiamine (Vitamin B1) điều này cần thiết cho việc bảo vệ mắt khỏi nguy cơ biến chứng tiểu đường.
- Nước dừa giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức khoẻ xương: Trong nước dừa chứa một số vitamin và khoáng chất như sắt, kali, magie, canxi và phốt pho mà không phải thực phẩm nào cũng có được – đây đều là những chất tốt cho hệ xương chắc khoẻ của con người.
- Nước dừa giúp bù nước và điện giải: Người bệnh tiểu đường thường xuyên có triệu chứng khát nước, tiểu tiện thường xuyên. Sử dụng nước dừa giúp hỗ trợ tiểu đường, cải thiện tình trạng khát nước và bù điện giải rất hiệu quả. Sau mỗi buổi tập thể thao mất nhiều mồ hôi, bạn cũng có thể bổ sung thêm một trái dừa.
- Nước dừa rất tốt cho hệ tiêu hoá người bị tiểu đường: Hàm lượng kali trong nước dừa giúp cân bằng điện giải cao hơn gần gấp đôi lượng kali trong chuối. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch, giúp việc tiêu hoá và hấp thụ, cân bằng các chất lỏng bên trong cơ thể.
Đối với bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước dừa mỗi ngày
Trong khoảng một cốc nước dừa 240ml có khoảng 9-11gr carb. Carb bị enzyme tại đường tiêu hoá cắt thành các phân tử đường glucose và hấp thu vào máu. Carb là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết sau ăn, trong khi các thực phẩm nhóm protid, lipid, vitamin và khoáng chất thì không. Bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo chỉ nên ăn mỗi bữa khoảng 150gr carb mỗi ngày. Tương đương trong 3 bữa chính 30 – 45gr carb và 2 bữa phụ, mỗi bữa 15gr carb. Vì thế dù có thích uống nước dừa thế nào thì bạn chỉ nên uống 1 cốc mỗi ngày vào bữa phụ.
Một số lưu ý khi uống nước dừa đối với bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường không nên uống gì và được uống gì cũng là vấn đề được quan tâm. Vậy khi người bệnh tiểu đường uống nước dừa cũng cần nên lưu ý một số điều sau:
- Nên uống nước dừa tươi nguyên chất, tránh việc dùng nước dừa đóng lon. Bởi trong nước dừa đóng lon có chứa chất bảo quản và nhà sản xuất có thể cho thêm đường. Bạn nên uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường và chất tạo ngọt.
- Không ăn cùi dừa bởi trong cùi dừa chứa nhiều chất béo bão hoà không tốt cho sức khoẻ, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường.
- Uống nước dừa đúng thời điểm, không nên uống nước dừa sau 7h tối bởi sẽ gây khó tiêu. Nên uống nước dừa vào bữa chiều là thời điểm thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Vậy là câu hỏi bệnh tiểu đường uống nước dừa được không thì câu trả lời là có, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách. Và để lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, đồng thời người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.
Tiểu đường được xem là bệnh mãn tính, các triệu chứng và biến chứng đều diễn ra âm thầm không báo trước làm tích lũy những nguy cơ biến chứng sang suy thận, tim mạch, mù lòa hay hoại tử chi… Cùng tìm hiểu về Sulforaphane – hoạt chất đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe trong việc ngăn ngừa ung thư cũng như được ứng dụng trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường toàn cầu hiện nay.