Cách chữa bệnh u gan cần phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u cũng như sức khỏe tổng thể của một người dù bạn có nhiều hơn một khối u gan.
U gan là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất của ung thư gan, nhưng cũng có loại u lành tình không gây biến chứng gì. Vậy cách phân biệt hai loại u gan này như thế nào và cách chữa bệnh u gan ra sao đối với mỗi loại, cùng đọc bài viết dưới đây.
U gan là gì?
U gan có hai loại là u gan ác tính và u gan lành tính.
U gan ác tính
U gan ác tính còn được gọi là ung thư gan nguyên phát (khối u ác tính xuất phát từ các tế bào gan).
Nguyên nhân chủ yếu gây ra u gan ác tính là do người bệnh nhiễm virus viêm gan B, C, có thói quen uống rượu bia nhiều dẫn tới xơ gan và cuối cùng là ung thư gan (chiếm tỷ lệ 80%).
Tuy nhiên u gan ác tính vẫn có trường hợp do bẩm sinh, phát triển chậm hơn. Ngoài ra, khi có nhiều khối u bướu phát triển cùng lúc trong gan thì gọi là ung thư gan đa ổ. Thông thường các triệu chứng của u gan đa ổ không rõ ở giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ phát hiện hoặc biết mình mắc bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Để chẩn đoán ung thư gan nguyên phát bác sĩ dựa trên các biểu hiện lâm sàng như đau bụng ở vùng gan, mệt mỏi thiếu sức sống, vàng da và chán ăn, có khối u lớn ở hạ sườn phải kèm theo đó là triệu chứng chán ăn do bị rối loạn tiêu hóa.
Phương pháp xác định ung thư gan bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm chức năng gan
- Siêu âm
- Chụp CT scanner
- Xét nghiệm Alpha Fetoprotein trong máu
- Một số trường hợp cần sinh thiết khối u để chẩn đoán về mặt giải phẫu bệnh.
U gan lành tính
U gan lành tính bao gồm u máu, u tuyến tế bào gan, u giang mai và u nang gan. U gan lành tính thường chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi khám một bệnh lý nào khác hoặc trong một buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Hầu hết các trường hợp u gan lành tính đều tiến triển chậm và gần như không có biến chứng gì xảy ra. Như vậy, trên thực tế u gan lành tính này không cần điều trị song cũng cần theo dõi và can thiệp khi có biến chứng vỡ nang, xuất huyết trong khối u,… xảy ra.
Bạn cần theo dõi sức khỏe của bản thân, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như: chán ăn, mệt mỏi, sụt cân đột ngột, đau bụng bất thường, cảm giác căng tức, nặng ở vùng hạ sườn phải thì cần đến cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra sức khỏe.
Nếu được chẩn đoán là u gan lành tính thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm, tuy nhiên nên khám định kỳ sáu tháng một lần hoặc khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để có thể tầm soát kịp thời khối u, khởi phát của ung thư.
U gan ác tính sống được bao lâu?
U gan ác tính sống được bao lâu tùy thuộc vào việc phát hiện và điều trị bệnh sớm hay muộn. Nếu được phẫu thuật sớm khi kích thước khối u < 3cm và gan mới xơ thì bệnh nhân có thể sống sau 5 năm lên đến 80-90%.
Nếu ghép gan ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân cũng có tỷ lệ sống lên đến 60-70% sau 5 năm. Nếu khối u nằm ở khoảng 3-6cm thì tỷ lệ sống còn khoảng 60%.
Khi khối u > 6cm, dựa vào các chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể sống sau 5 năm dao động trong 10 -15%. Nếu kích thước > 6cm và đã xâm lấn đến tĩnh mạch tiên lượng sống thấp hơn nhiều chỉ khoảng 5% sau 5 năm.
Nếu khối u vượt quá 10cm hoặc di căn thì việc điều trị chỉ nhằm kéo dài sự sống và giảm đau.
U gan đa ổ sống được bao lâu?
Mức độ nguy hiểm của u gan – bệnh gan đa ổ tùy thuộc vào khối u là lành tính hay ác tính. Nếu u ác tính sẽ phát triển nhanh chóng rất khó kiểm soát, nhanh chóng di căn đến các bộ phận khác như dạ dày, tuyến tụy, phổi, ruột già…
Nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ có hiệu quả, hưng nếu phát hiện quá muộn khi khối u đã di căn thì tiên lượng sẽ rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của mỗi người mà thời gian sống của từng bệnh nhân là khác nhau từ vài tháng đến nửa năm từ khi phát hiện bệnh.
Cách điều trị u gan ác tính
Đối với ung thư gan gây ra do u gan ác tính có một số cách chữa bệnh u gan sau đây:
Phẫu thuật cắt bỏ khối u gan và cắt bỏ một phần gan
Hầu hết các u mạch máu gan không cần điều trị và chỉ cần theo dõi. Đối với ung thư gan do u gan ác tính, phẫu thuật cắt đi một phần gan vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Phẫu thuật ung thư gan chỉ được áp dụng khi khối u gan < 5cm và chỉ có một vị trí tổn thương duy nhất.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan gồm cả u mạch máu trong một số trường hợp bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải loại bỏ một phần gan của bạn cùng với u máu.
Thắt động mạch gan và thuyên tắc động mạch
Phương pháp thắt động mạch gan để ngăn chặn lưu lượng máu đến u gan, nếu không có nguồn cung cấp máu u gan có thể ngừng phát triển hoặc co lại.
Hai cách ngăn chặn lưu lượng máu là buộc động mạch chính (thắt động mạch gan) hoặc tiêm thuốc vào động mạch để chặn nó (thuyên tắc động mạch).
Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định tiêm một loại thuốc vào u máu để ngăn chặn việc cung cấp máu và làm tiêu hủy khối u gọi là thuyên tắc động mạch.
Phẫu thuật ghép gan và xạ trị
Ở những trường hợp bị u máu lớn hoặc nhiều u mạch máu không thể điều trị bằng các biện pháp khác, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gan và thay thế bằng gan được hiến. Phương pháp này chỉ thực sự cần thiết nếu u máu cực kỳ lớn hoặc nếu nhiều u máu không đáp ứng với các điều trị khác.
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm năng lượng mạnh mẽ như tia X để phá hủy các tế bào của u gan. Cách này hiếm khi được sử dụng vì có sẵn các phương pháp điều trị an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Tổng kết cách chữa bệnh u gan
Sulforaphane khuyến cáo tiên lượng sự sống của ung thư gan phát triển từ các khối u gan ác tính không phải là con số để bệnh nhân nhìn vào và suy nghĩ tiêu cực mà nó giúp cho bệnh nhân gia tăng cơ hội sống sau điều trị và tỷ lệ chữa trị thành công.
Chăm sóc gan là quan trọng vì vận bạn cần duy trì lối sống lành mạnh và khoa học, hạn chế uống rượu bia, bỏ thuốc lá, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Cách chữa bệnh u gan là thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng bệnh gan khác nghiêm trọng hơn.
Tham khảo bài viết: Giới thiệu về Kagome Sulforaphane – viên uống cải thiện gan