Site icon Sulforaphane

Cơ chế đào thải chất độc của hợp chất sulforaphane

Cơ chế đào thải chất độc của hợp chất sulforaphane

Cơ chế đào thải chất độc của hợp chất Sulforaphane ra khỏi cơ thể có thực sự mang lại hiệu quả? Sulforaphane với công dụng đào thải độc tố đã trở thành một “ngôi sao hy vọng” cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong bối cảnh ô nhiễm, độc hại từ thực phẩm đến cả nguồn nước như hiện nay.

Hằng ngày, mỗi người chúng ta đang phải đối mặt với vô số mối đe dọa từ môi trường bên ngoài dẫn đến sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. Những nghiên cứu gần đây có chỉ ra Sulforaphane – hợp chất thực vật tự nhiên có trong các loại cây họ cải có khả năng giảm thiểu những mối đe dọa đến từ các chất độc hại này bằng những cơ chế đào thải chất độc tuyệt vời.

Cơ chế đào thải chất độc của Sulforaphane

Gan có vai trò như một “lá chắn” của cơ thể con người

Trong cuộc sống công nghiệp hiện nay, con người chúng ta phải đối mặt với vô số các loại hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường như: khói bụi, nấm mốc, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật, kim loại nặng hay rượu bia, thuốc lá,…  

Các loại hóa chất này có thể phơi nhiễm với con người bằng nhiều cách, nhưng cơ bản nhất vẫn là bằng con đường hít thở, ăn uống hay qua da, gây ảnh hưởng và thương tổn trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. 

Chính vì vậy, việc đào thải chúng một cách nhanh chóng, ngay trước khi các chất độc hại này có cơ hội gây tổn thương cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Sulforaphane tự hào là hoạt chất tự nhiên tuyệt vời có thể làm được điều đó!

Theo nghiên cứu của cha đẻ Sulforaphane – GS. Paul Talalay và cộng sự, Sulforaphane có khả năng “đánh thức” sự “trỗi dậy” của các enzyme thải độc tại gan. Như các bạn đã biết, gan có vai trò như một “lá chắn” của cơ thể con người, gan giúp ngăn chặn kịp thời các loại độc tố trước khi chúng được hấp thụ. Thêm vào đó, gan còn giúp làm giảm độc tính và bài trừ chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể gây nên. 

Gan có vai trò như một “lá chắn” của cơ thể con người

Gan thực hiện chức năng của mình qua hai cách

Gan thực hiện chức năng của mình qua hai cách: qua các phản ứng hóa học và qua việc cố định, bài trừ các chất độc hại. Nếu chống độc bằng cách cố định và thải trừ là cơ chế hoạt động giúp gan đào thải kim loại nặng và các chất màu qua đường mật thì phản ứng hóa học là quá trình gan điều tiết các loại enzyme “chế biến các chất độc hại”.

Enzyme tại gan lúc này sẽ là làm nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là: biến đổi và chuyển hóa những chất độc hại thành chất vô hại hoặc ít độc tố hơn và từ đó đào thải chúng qua đường thận. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, các enzyme này tại gan thông thường vẫn chưa hoạt động hết công suất, chỉ đạt 40% khả năng của mình.

Sulforaphane khi đi vào cơ thể sẽ thúc đẩy, kích thích và làm tăng hoạt tính của hệ thống các enzyme, giúp chúng hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Đó chính là cơ chế đào thải chất độc của Sulforaphane, hiệu quả, an toàn và vô cùng lành tính. 

Chính vì vậy, Sulforaphane được xem như là hoạt chất giúp hỗ trợ chức năng gan cũng như có vai trò tích cực trong việc đào thải chất độc trong cơ thể, hóa giải độc tố nhanh chóng, kịp thời để hạn chế các nguy cơ và tác nhân gây ung thư và bệnh tật.

Ứng dụng Sulforaphane hỗ trợ chức năng gan, đào thải chất độc trong cơ thể

Sulforaphane là hoạt chất tự nhiên, an toàn và lành tính

Như đã nói ở trên, Sulforaphane là hoạt chất tự nhiên, an toàn và lành tính, đặc biệt hữu hiệu trong việc hỗ trợ gan làm việc hiệu quả và đào thải độc tố trong cơ thể. Bởi lẽ đó, việc sử dụng và bổ sung Sulforaphane là điều vô cùng cần thiết.

Trong tự nhiên, Sulforaphane được tìm thấy ở các loại rau xanh họ cải, đặc biệt, một hàm lượng lớn hoạt chất Sulforaphane đã được phát hiện có trong súp lơ xanh. Từ đó, súp lơ xanh đã trở thành nguồn cung cấp Sulforaphane quan trọng của con người.

Sulforaphane trong mầm súp lơ có thể gấp từ 10 đến 100 lần trong cây súp lơ trưởng thành

Đặc biệt hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã cho biết hàm lượng sulforaphane trong mầm súp lơ 3 ngày tuổi có thể gấp từ 10 đến 100 lần trong cây súp lơ trưởng thành. Theo đó, 100gram mầm súp lơ xanh sở hữu lượng tiền chất glucosinolate, có khả năng chuyển hóa thành sulforaphane lên đến 250mg. 

Súp lơ và mầm súp lơ chính là phương pháp hữu hiệu giúp bổ sung hoạt chất Sulforaphane

Bởi vậy, sử dụng súp lơ và mầm súp lơ chính là phương pháp hữu hiệu giúp bổ sung hoạt chất Sulforaphane cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, sulforaphane từ súp lơ xanh có thể dễ dàng bị phân hủy. Bạn đọc hãy lưu ý một số điều sau để có thể giữ lại tối đa Sulforaphane trong súp lơ xanh:

Hấp là phương pháp tốt nhất để giữ lại hàm lượng Sulforaphane vốn có

Tổng kết

Trên đây là cơ chế đào thải chất độc của hợp chất Sulforaphane mà Sulforaphane Lab muốn chia sẻ đến với quý bạn đọc. Mong rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về Sulforaphane cũng như việc chế biến, sử dụng hiệu quả sulforaphane để đạt được hiệu quả như mong muốn!

Đừng quên liên tục cập nhật trang web của Sulforaphane Lab để có thêm những thông tin chăm sóc sức khỏe kịp thời, hữu ích!

Exit mobile version