Diệt khuẩn HP: Sulforaphane – một chất hóa học đã được tìm thấy trong cải mầm và bông cải xanh có tiềm năng được sử dụng để diệt khuẩn HP (helicobacter pylori)
Hiện nay có tới khoảng 60 triệu người dân Việt Nam gặp phải các bệnh lý dạ dày và hơn 75% số ca nhiễm vi khuẩn HP. Tình trạng kháng thuốc gia tăng đang đặt ra thách thức lớn đối với việc điều trị bệnh dạ dày do khuẩn hp. Do đó, việc điều trị hp dạ dày đã và đang trở thành hướng điều trị có hiệu quả.
Một chất hóa học đã được tìm thấy trong cải mầm và bông cải xanh có tiềm năng được sử dụng để diệt khuẩn HP (helicobacter pylori), loại vi khuẩn gây loét dạ dày và là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh Ung thư dạ dày, đây là kết luận dựa trên một nghiên cứu khoa học được công bố trên Những tiến bộ của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ. Cùng Sulforaphane – Lab tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe khi vi khuẩn HP kháng thuốc
Cách đây khoảng 10 năm
Cách đây khoảng 10 năm, việc điều trị vi khuẩn Hp khá dễ dàng với phác đồ điều trị Hp gồm 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Tỷ lệ tiệt trừ có thể lên tới trên 95%, trong khi tỷ lệ tiệt trừ thành công Hp đạt 90% đã được coi là một phác đồ điều trị hiệu quả. Từ năm 2003 tới năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn Hp thành công với phác đồ chuẩn giảm dần từ 91,7% tới 62,5%, con số của năm 2014, 2015 còn thấp hơn nhiều.
Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng I, có tới 55% trẻ em được điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp thất bại với phác đồ điều trị lần đầu, số trẻ em đó phải chuyển sang điều trị với các phác đồ tiếp theo và nếu như thất bại lại tiếp tục được lựa chọn các phác đồ tiếp theo nữa cho tới khi bác sỹ không còn “loại vũ khí” nào tốt hơn dành cho các trẻ, đối tượng rất dễ bị tổn thương khi nhiễm khuẩn Hp.
Nghiên cứu vào năm 2013
Nghiên cứu vào năm 2013 của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản cho thấy tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh gia tăng đáng báo động là nguyên nhân gây thất bại ở các phác đồ điều trị Hp thông thường. Trong đó loại kháng sinh Metronidazol hầu như không còn mấy hiệu quả tiệt trừ Hp khi tỷ lệ đề kháng tới 70%, Clarithromycin và Levofloxacin cũng bị đề kháng tới 18%. Kháng sinh Tetracyclin, một loại kháng sinh rất khó bị đề kháng vì cần tới 6 điểm đột biến trên vi khuẩn Hp cũng đã bị đề kháng với tỷ lệ 4% ở Thành phố Hồ Chí Minh và 7,4% ở Hà Nội.
Sử dụng các thuốc kháng sinh không đủ liều lượng để tiêu diệt vi khuẩn Hp, sử dụng sai thuốc, lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh lý khác, không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc… là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng. Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng nhanh nhất trên thế giới, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp và Ung thư dạ dày cũng thuộc nhóm cao nhất trên thế giới. Tình trạng Hp kháng thuốc là hậu quả của các nguyên nhân tổng hợp ở trên.
Nghiên cứu cho thấy hoạt chất trong Súp lơ xanh có khả năng diệt vi khuẩn Hp
Thử nghiệm hoạt chất có tên Sulforaphane trên chuột và tế bào người
Các nhà nghiên cứu của đại học Johns Hopkins ở Baltimore và Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học tại Paris đã thử nghiệm hoạt chất có tên Sulforaphane trên chuột và tế bào người trong môi trường phòng thí nghiệm. Họ phát hiện ra rằng nó không những giúp loại bỏ vi khuẩn Hp, mà còn chống lại các chủng vi khuẩn kháng thuốc và các vi khuẩn trốn tránh bằng cách di chuyển tới tế bào thành dạ dày
Bác sỹ Jed W.Fahey, người dẫn dắt nghiên cứu đã nói trong một buổi phỏng vấn rằng ước tính có khoảng 15-20% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp không có đáp ứng với những điều trị hiện tại. Bác sỹ Fahey cũng lưu ý rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất tới 90% ở một số nơi trên thế giới như Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc, những nơi mà kháng sinh có thể được sử dụng một cách dễ dàng với giá thành không quá cao. Ung thư dạ dày gây ra nhiều cái chết hơn bất kỳ loại Ung thư nào ở những khu vực này.
Các thử nghiệm mới để quyết định xem Sulforaphane có thể diệt được vi khuẩn Hp
Lượng Sulforaphane được sử dụng trong nghiên cứu này là “tương đương với lượng chất hoạt chất trong chế độ ăn của những người ăn nhiều loại rau như súp lơ, cải bắp”, ông cũng bổ sung thêm súp lơ có chứa nhiều hoạt chất hơn các loại rau khác và cải mầm thậm chí còn chứa nhiều hoạt chất hơn nữa. Các thử nghiệm mới để quyết định xem Sulforaphane có thể diệt được vi khuẩn Hp trên sử dụng cho người bệnh thực tế hay không vẫn chưa được triển khai.
Trên thực tế, nhiều loại thảo dược, thực phẩm được tìm thấy các hoạt chất có tác dụng chống vi khuẩn Hp, tuy nhiên mức độ nghiên cứu trên lâm sàng chưa được nhiều, và hàm lượng hoạt chất thường thấp cho nên chưa được ứng dụng thành các chế phẩm sử dụng. Vi khuẩn Hp là tác nhân được cho rằng khởi đầu cho quá trình Ung thư hóa dạ dày, là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (WHO) và là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày tá tràng mạn tính, loét dạ dày
Hoạt chất sulforaphane trong mầm súp lơ xanh điều trị HP dạ dày như thế nào?
Trải qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, mầm súp lơ xanh được coi như một nguồn kháng sinh tự nhiên giúp loại trừ vi khuẩn HP ra khỏi niêm mạc đường tiêu hóa. Vậy điểm khác biệt của mầm là gì và mầm súp lơ xanh điều trị hp dạ dày ra sao?
Tiêu diệt và đào thải trực tiếp HP
Hiện nay, nếu không kể đến các thuốc kháng sinh thì có rất ít hoạt chất có thể tác động được đến chủng vi khuẩn HP. Một phần do đặc tính thích nghi và phát triển mạnh của vi khuẩn, phần khác do các hoạt chất tự nhiên khó chiết xuất được ở dạng tinh khiết và lại rất dễ bị biến đổi trong môi trường acid của dạ dày.
Hoạt chất Sulforaphane trong mầm súp lơ xanh là hoạt chất tinh khiết đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam có khả năng diệt khuẩn HP. Chiết xuất mầm súp lơ xanh có được khả năng đặc biệt này là nhờ vào tác dụng ức chế sự tiết ra enzym bảo vệ của vi khuẩn (urease).
Enzym này giống như một lớp áo giáp giúp HP chống lại mọi tác động của môi trường dịch vị trong dạ dày, đồng thời tạo điều kiện để vi khuẩn phá hủy lớp chất nhầy và hình thành các ổ loét tại niêm mạc. Đây là cơ chế chính để điều trị HP dạ dày.
Ngoài ra, hoạt chất Sulforaphane còn có một khả năng vượt trội trong việc kích thích dạ dày tăng bài tiết chất nhầy, làm gia tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc và kích hoạt hệ thống miễn dịch đến các tổ chức tổn thương để sửa chữa, phục hồi vết loét.
Kháng viêm, làm lành ổ loét
Một khi các tế bào biểu mô bị tổn thương, đó sẽ là điều kiện thuận lợi mở đường cho chính acid dạ dày tấn công lớp niêm mạc và làm cho tình trạng viêm loét ngày càng gia tăng. Bình thường, khi có một tổn thương nào đó trong cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tự hoạt hóa và sản sinh ra các bạch cầu đến tổ chức viêm để chữa lành vết loét.
Tuy nhiên, nếu vết loét hoặc ổ tổn thương quá lớn thì hệ thống miễn dịch sẽ gặp phải tình trạng quá tải và biểu hiện thành các triệu chứng cấp tính nguy hiểm. Hoạt chất sulforaphane trong mầm súp lơ xanh điều trị HP dạ dày thông qua việc ức chế sản sinh ra các yếu tố gây viêm (các cytonkine, IL – 1, IL – 6…). Do đó, làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm loét dạ dày gây khó chịu cho bệnh nhân như đau bụng, ợ hơi, khó tiêu, trào ngược…
Chống oxy hóa, ngăn ngừa khả năng gặp các biến chứng dạ dày nguy hiểm
Chiết xuất mầm súp lơ xanh (sulforaphane) được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể so sánh tương đương hoặc hơn tinh chất curcuminoid có trong nghệ.
Theo nghiên cứu của giáo sư Talalay – Giảng viên trường Đại học Y khoa Johns Hopkin Hoa Kỳ, hoạt chất SFN có thể ức chế tới hơn 200 gen mã hóa các tế bào phát triển quá mức (tế bào ung thư). Do đó, khi sử dung thường xuyên mầm súp lơ xanh còn có khả năng ngăn ngừa được khả năng xảy ra biến chứng ung thư dạ dày nguy hiểm.
Tổng kết
Với những ưu điểm nổi bật đã được các bác sĩ nghiên cứu, hoạt chất sulforaphane được kỳ vọng sẽ là giải pháp tối ưu khi sử dụng phối hợp cùng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả điều trị, diệt khuẩn HP nhờ đó mà người bệnh có thể hạn chế được việc sử dụng kháng sinh dài ngày, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.