Sulforaphane
  • Câu chuyện Sulforaphane
  • Cộng đồng nghiên cứu
  • Công dụng hoạt chất
    • Cải thiện gan
    • Hỗ trợ hô hấp
    • Phòng ngừa ung thư
    • Hỗ trợ dạ dày
    • Hỗ trợ tiểu đường
    • Hỗ trợ giảm cân
    • Khác
  • Sự kiện – Tin tức
  • Bằng chứng khoa học
  • Tham gia SulLab
Tìm kiếm
Đóng

Nghiên cứu hiện tại bệnh gan lây qua đường nào là chủ yếu

Ban biên tập Admin SulLab
Biên tập và tổng hợp

Sullab Admin

Mục lục

  • Bệnh gan có lây không?
  • Bệnh viêm gan lây qua đường nào?
  • Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?
  • Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
  • Tổng kết
  • Bệnh gan có lây không?
  • Bệnh viêm gan lây qua đường nào?
    • Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?
    • Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
  • Tổng kết

Bệnh gan lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Bệnh gan được cho là căn bệnh giết người thầm lặng vì các biểu hiện rất mơ hồ.  

Hiện nay rất nhiều người đang mắc phải các bệnh lý về gan, tuy nghiêm trọng như thể nhưng nhiều người chưa chắc đã nắm rõ là bệnh gan lây qua đường nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây nhé. 

nghien-cuu-hien-tai-benh-gan-lay-qua-duong-nao-la-chu-yeu-so-1.jpg
Bệnh gan lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay

Bệnh gan có lây không?

Chúng ta cần phải phân biệt được về những bệnh lý liên quan đến gan khác nhau. Từ đó, mới trả lời cho câu hỏi bệnh gan có lây hay không và có phải ai bị mắc bệnh gan cũng sẽ lây cho người khác. 

Viêm gan tự miễn hay do sử dụng nhiều thực phẩm không an toàn cho sức khỏe như rượu, bia, các chất kích thích có cồn quá nhiều, dẫn đến tế bào gan sẽ bị hủy hoại và tổn thương, kéo theo đó là các chức năng khác của gan như thải độc, tổng hợp, chuyển hóa bị suy giảm nghiêm trọng. 

Hậu quả dẫn đến một loạt các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan. Tuy nghiêm trọng như thế, nhưng những bệnh lý về gan mới được đề cập ở phía trên lại không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.  

Các bệnh lý viêm gan virus chủng A, B, C, D, E là những bệnh lý về gan có khả năng lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Bên cạnh đó, xơ gan và ung thư gan như đã nói ở trên thì không có khả năng lây nhiễm, cũng không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng các tác nhân dẫn đến xơ gan hay ung thư gan như virus viêm gan thì có khả năng lây nhiễm rất cao. 

Tham khảo bài viết: Các phương pháp chữa trị bệnh gan bạn cần biết

Bệnh viêm gan lây qua đường nào?

Như đã thông tin là có 5 loại virus viêm gan có khả năng lây là A, B, C, D và E. Người ta thường hay mắc phải viêm gan A và E do ăn uống phải các loại thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. 

Bệnh gan chủng siêu vi B, C, D lây qua đường tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể người đã bị nhiễm bệnh trước đó, chẳng hạn như: truyền máu hoặc các sản phẩm máu của người nhiễm bệnh, các thủ thuật y tế dùng dụng cụ nhiễm khuẩn.

Hiện nay bệnh lý viêm gan siêu vi A, B là bệnh lý về gan thường thấy và có khả năng lây truyền cao. Vậy bệnh gan lây qua đường nào, cụ thể như sau:

nghien-cuu-hien-tai-benh-gan-lay-qua-duong-nao-la-chu-yeu-so-2.jpg
Viêm gan A chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa

Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?

Viêm gan A chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa nghĩa là từ thức ăn hoặc sử dụng nước uống không đảm bảo vệ sinh, sn sống các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc…từ nguồn nước bị ô nhiễm có chứa virus hoặc không tuân thủ quy trình rửa tay đúng cách trước khi chạm vào thức ăn. 

Sử dụng chung vật dụng cá nhân như dụng cụ ăn uống, khăn, bàn chải đánh răng …với người mắc bệnh viêm gan A cũng có khả năng bị lây nhiễm rất cao. 

Ngoài ra, virus viêm gan A cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi như quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường máu, tuy nhiên khả năng rất thấp vì rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu người bệnh.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh gan B là một bệnh gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, nó có thể gây ra cả bệnh cấp tính và mãn tính. Virus này xâm nhập vào gan và can thiệp vào các chức năng của gan làm phá hủy từ từ các chức năng sinh hoạt của nó. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện gan.

Viêm gan B có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm từ máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể: Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc; tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người bị bệnh; tiếp xúc với máu của người bệnh qua kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác.

Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, quan hệ tình dục đồng giới hoặc tiếp xúc với gái mại dâm không dùng biện pháp an toàn là nguy cơ cao bị lây viêm gan B.

Phổ biến nhất là viêm gan B lây truyền từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang con lúc sanh. 

Viêm gan B không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm bình thường, cũng không lây truyền qua việc chia sẻ đồ ăn hoặc đồ uống, qua hắt hơi và ho, hoặc qua việc cho con bú sữa mẹ.

Bệnh thường được phát hiện từ những dấu hiệu bất thường thông qua các kì kiễm tra sàn lọc sức khỏe, vì vậy chủ động phòng ngừa, thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe gan để điều trị sớm khi có dấu hiệu mắc bệnh về gan là điều hết sức cần thiết.

nghien-cuu-hien-tai-benh-gan-lay-qua-duong-nao-la-chu-yeu-so-3.jpg
Đường lây nhiễm chủ yếu của viêm gan B

Tổng kết

Bệnh gan lây qua đường nào? Không phải bệnh  loại bệnh lý về gan nào cũng có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, không có một triệu chứng quá rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, người nhiễm có thể không hề hay biết việc mình đã mắc bệnh, khi bệnh để lâu ngày thì bệnh gan sẽ diễn tiến nặng hơn và gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

Đối với các bệnh gan siêu vi A, B rất dễ mắc do thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế khuyến cáo cần kiểm soát tế bào Kupffer – nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh lý ở gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan…).

Sulforaphane khuyên mọi người nên chủ động phòng tránh các bệnh lý viêm gan siêu vi lây nhiễm, mỗi người phải tìm hiểu kỹ về các con đường lây truyền chủ yếu. Cách duy nhất để xác nhận bị nhiễm viêm gan A, B là xét nghiệm máu. Nên chủ động tiêm phòng vacxin, đặc biệt là tiêm phòng viêm gan A, B càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, việc có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cơ thể chống lại những bệnh lý về gan gây ra. Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả. 

Bài viết liên quan

  • Tim hieu ve de che san xuat thuc pham hang dau nhat ban kagome

    Tìm hiểu về đế chế sản xuất thực phẩm hàng đầu Nhật...

    Ngày đăng: 2022.10.01
    Tìm hiểu về đế chế sản xuất thực phẩm hàng đầu Nhật...
  • Kagome Sulforaphane ho tro bao ve gan nhu the nao ?

    Kagome Sulforaphane hỗ trợ bảo vệ gan như thế nào?

    Ngày đăng: 2022.09.30
    Kagome Sulforaphane hỗ trợ bảo vệ gan như thế nào? Thành phần...
  • Người bị bệnh gan nên ăn hoa quả gì tốt cho sức...

    Ngày đăng: 2022.08.11
    Những loại hoa quả người bệnh gan nên ănQuả chuối và dưa...
  • Gan suy yếu hay bệnh gan nên ăn gì tốt để cải...

    Ngày đăng: 2022.08.11
    Chức năng của gan đối với cơ thểDinh dưỡng cho người bệnh...
  • Những cách chữa bệnh về gan tại nhà an toàn, hiệu quả

    Ngày đăng: 2022.08.11
    Khi nào gan cần giải độc?Một số cách chữa bệnh gan tại...

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN MỚI

SULFORAPHANE LAB

  • 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0846674866
  • sulforaphanelab@gmail.com
  • Chính sách bảo mật
  • Quy định vận hành
  • Chúng tôi là ai?
  • Hội đồng nghiên cứu

© All rights reserved - Bản quyền thuộc về SulforaphaneLAB

Go to mobile version