Hoạt chất ngừa ung thư Sulforaphane có thật sự hữu hiệu không? Phòng ngừa ung thư bằng Sulforaphane – một hoạt chất tự nhiên tồn tại trong nhiều cây họ cải đang cho ra những dấu hiệu tích cực với nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu gần đây.
Bạn đã từng nghe nói về một loại hoạt chất ngừa ung thư tự nhiên với tên gọi Sulforaphane? Bạn tự hỏi Sulforaphane là gì? Sulforaphane được chiết suất từ đâu hay Sulforaphane có thực sự hữu hiệu như lời mà nhiều người đã nói? Đến với bài viết sau và cùng Sulforaphane Lab tìm hiểu xem loại hoạt chất “quý như vàng” này có vai trò gì trong công cuộc phòng chống, cũng như điều trị bệnh ung thư – nỗi ám ảnh của con người nhé!
Hoạt chất ngừa ung thư Sulforaphane là gì?
Sulforaphane là một hoạt chất tự nhiên giàu lưu huỳnh và có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Phân tử của sulforaphane giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời thúc đẩy các enzym của tế bào hoạt động vượt trội, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có thể dẫn đến ung thư như: khói thuốc, nấm mốc, kim loại nặng, rượu bia,…
Sulforaphane có khả năng vô hiệu hóa các gen gây ung thư, ngăn ngừa và loại bỏ tế bào độc hại trước khi chúng có cơ hội phát triển thành khối u ác tính. Không chỉ có vậy, hoạt chất ngừa ung thư Sulforaphane còn mang đến dụng thanh lọc, thải độc gan hiệu quả. Thông thường, gan chỉ hoạt động với 40% công suất, tuy nhiên, với sự góp mặt của sulforaphane, gan có thể làm việc hiệu quả và năng suất hơn gấp nhiều lần, từ đó đẩy nhanh quá trình giải độc và thanh lọc chất độc hại.
Ngoài ra, một công dụng không thể không kể đến của Sulforaphane đó chính là lọc sạch nhiều loại độc tố trong máu, qua quá trình kích thích hoạt tính của các enzyme. Sulforaphane cũng được cho là một “công tắc”, có khả năng kích hoạt sự sinh sản đồng loạt của các loại men thải độc có thể kể đến như: men ngăn chặn viêm nhiễm và oxy hóa; men thúc đẩy quá trình chuyển hóa của Lipid,… Các loại men lợi này vừa giúp duy trì cân bằng nội môi mà còn đóng vai trò là những “vệ sĩ” bảo vệ cơ thể và ngăn chặn các chất gây ung thư.
Sulforaphane có thể được tìm thấy ở đâu?
Được mệnh danh là hoạt chất tự nhiên “vàng” mang đến công dụng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều loại bệnh lý khác, vậy Sulforaphane có thể được tìm thấy ở đâu?
Súp lơ xanh
Từ khi được phát hiện, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm kiếm hoạt chất sulforaphane. Có rất nhiều nguồn Sulforaphane trong tự nhiên, nhưng sở hữu một hàm lượng lớn hơn tất cả đó chính là súp lơ xanh, hay còn được gọi là bông cải xanh.
Trong súp lơ xanh có chứa một lượng lớn chất tiền thân của Sulforaphane – Glucoraphanin. Glucoraphanin trộn với myrosinase nhờ vào phản ứng enzyme, xảy ra trong quá trình cây bị hư hại, sẽ trở thành sulforaphane. Bởi vậy để sulforaphane được tạo ra, súp lơ xanh cần phải được xắt hoặc cắt nhỏ trước đó.
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa Học Hoa Kỳ, mầm súp lơ xanh 3 ngày tuổi sở hữu một lượng sulforaphane dồi dào hơn gấp 10-100 lần bông súp lơ trưởng thành. Có đến 250mg glucosinolate có thể được chuyển hóa thành sulforaphane chỉ trong 100g mầm súp lơ xanh. Chính vì vậy, việc tự trồng và sử dụng mầm bông cải xanh là một phương pháp thực sự tuyệt vời để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như phòng chống hữu hiệu các loại bệnh ung thư.
Sulforaphane trong súp lơ và mầm súp lơ xanh rất dễ bị phá hủy do nhiệt, vì vậy một lưu ý nhỏ giúp tận dụng tối ưu lượng Sulforaphane trong súp lơ xanh hay mầm súp lơ đó chính là ăn sống trực tiếp hoặc hấp cách thủy trong vòng dưới 4 phút.
Mầm cải Brussel ( Mầm cải Bi Xen)
Sở hữu một kích thước có phần khiêm tốn nhưng ít ai biết rằng mầm cải Brussel ( Cải Bi xen ) lại chứa nhiều Glucosinolate – tiền chất của Sulforaphane đến vậy. Qua đo lường, trong một khẩu phần gồm 44gram mầm cải bi xen, có chứa khoảng 104mg Glucosinolate.
Thế nhưng, hoạt chất Sulforaphane trong mầm cải Bi xen cũng dễ dàng bị phân hủy, cụ thể hàm lượng Glucosinolate sẽ bị giảm từ 18-59% nếu chế biến mầm cải trong 9 đến 15 phút. Chính vì vậy, hãy hấp hoặc sử dụng lò vi sóng, chế biến mầm cải Bi xen để có thể giữ lại tối đa Glucosinolate và Sulforaphane!
Cải bắp
Sulforaphane tự nhiên tồn tại nhiều nhất trong các loại rau họ cải, và cải bắp là một trong số đó. Hai ứng cử viên giữ vị trí top đầu trong lĩnh vực cung cấp Glucosinolate để sản sinh ra Sulforaphane đó chính là cải bắp xoăn và cải bắp tím.
Cứ mỗi 45gram bắp cải xoăn thái nhỏ sẽ cho ra 29mg Glucosinolate. Ngoài ra, cải bắp tím cũng là một nguồn bào chế Sulforaphane cực tốt. Đặc biệt, trong bắp cải tím còn có chứa anthocyanin, một loại dưỡng chất cũng mang lại khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tương tự như hai loài rau họ cải kể trên, cải bắp xoăn và cải tím trong quá trình chế biến cũng sẽ xảy ra tình trạng kìm hãm myrosinase và glucoraphanin, khiến Sulforaphane không thể tổng hợp được. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn sống hoặc chế biến các món salad bắp cải, để hạn chế sự mất đi của loại “hoạt chất quý hơn vàng” Sulforaphane!
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về hoạt chất ngừa ung thư Sulforaphane mà Sulforaphane Lab muốn chia sẻ đến quý bạn đọc! Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có được những thông tin hữu ích và đừng quên đồng hành cùng Sulforaphane Lab để khám phá thêm nhiều kiến thức về sức khỏe hơn nhé!