Site icon Sulforaphane

Những điều cơ bản cần biết về ung thư phổ biến

Ung thư được thống kê là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ sống đang được cải thiện nhờ những tiến bộ trong sàng lọc tế bào ung thư và điều trị của khoa học hiện đại. 

Ung thư khi được chẩn đoán sớm sẽ có nhiều phương pháp điều trị thành công hơn, vì vậy những kiến thức và dấu hiệu lâm sàng về các bệnh ung thư phổ biến như dạ dày, phổi, đại tràng, vú cần được phổ biến cho cộng đồng.

Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát

Định nghĩa ung thư là gì?

Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và những tế bào này có khả năng xâm nhập những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển (di căn) đến những bộ phận khác trong cơ thể, phá hủy các mô cơ thể bình thường. 

Không phải khối u nào cũng là ung thư, có một số khối u thuộc vào nhóm lành tính (khối u không  xâm lấn các bộ phận khác trong cơ thể).

Tìm hiểu bệnh ung thư

Các tế bào trong cơ thể cũng như máy móc sẽ thoái hóa dần theo thời gian. Trong quá trình hoạt động, để tạo ra sự cân bằng một tế bào nhận được lệnh chết đi và cơ thể có thể thay thế nó bằng một tế bào mới hoạt động mạnh mẽ hơn. 

Các tế bào ung thư không nhận được sự hướng dẫn ngừng phân chia và chết sẽ tích tụ trong cơ thể, sau đó lấy oxy và chất dinh dưỡng thường nuôi dưỡng các tế bào khác.

Tế bào gây bệnh có thể xuất hiện ở một khu vực cụ thể, sau đó mới lan rộng qua các hạch bạch huyết. Nhiều loại ung thư gây ra sự phát triển tế bào nhanh chóng, trong khi một số loại khác làm cho các tế bào phát triển và phân chia với tốc độ chậm hơn.

Ung thư thường được gọi theo tên mà bộ phận phát sinh bệnh như ung thư đại tràng phát sinh từ các tế bào ở đại tràng, phổi phát sinh từ các tế bào ở phổi, ung thư vú phát sinh từ các tế bào ở vú…

Theo thống kê có hơn 100 các loại ung thư khác nhau, nó cũng có thể được gọi theo loại tế bào hình thành như ung thư biểu mô (carcinoma), ung thư mô liên kết (sarcoma). 

So sánh tế bào ung thư và tế bào bình thường

Tế bào ung thư khác với tế bào bình thường là chúng ít chuyên biệt hơn, có khả năng bỏ qua các tín hiệu  ngăn cản quá trình phát triển và phân chia tế bào như là các tín hiệu chết tế bào theo chương trình – giúp cơ thể loại bỏ các tế bào không cần thiết.

Hệ thống miễn dịch ở người khỏe mạnh có khả năng tiêu diệt các tế bào bất thường hoặc tổn thương ra khỏi cơ thể, nhưng tế bào gây bệnh ung thư lại có khả năng “tàng hình” trước hệ thống miễn dịch. Các tế bào này còn có khả năng nhờ vào hệ thống miễn dịch để tránh được đáp ứng miễn dịch của cơ thể từ đố tồn tại và phát triển trong cơ thể chúng ta. 

Tế bào bệnh ảnh hưởng đến các tế bào, phân tử và mạch máu bình thường bao quanh và nuôi dưỡng khối u, được gọi là môi trường vi mô. 

Tế bào ung thư có thể tạo ra tế bào bình thường gần đó để hình thành các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho khối u, những mạch máu này cũng loại bỏ các chất thải từ các khối u.

Ung thư dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Danh sách các bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay 

Vú, đại tràng, dạ dày

Ung thư vú là bệnh phổ biến nhất ở phái nữ, ước tính số ca mắc mới trong năm 2018 tại Mỹ khoảng 266120 trường hợp.

Ung thư da không tế bào hắc tố (non-melanoma skin cancer) bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Ở Mỹ theo thống kê có hơn 1 triệu người dân mắc loại bệnh này. 

Ung thư đại tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa thường gặp, biểu hiện trên lâm sàng vào giai đoạn muộn. Những triệu chứng của ung thư đại tràng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như trĩ và hội chứng ruột kích thích.

Cùng với đại tràng, ung thư dạ dày là một trong những ung thư thường gặp của hệ tiêu hóa, chiếm khoảng 9% trong tổng số những ca mắc bệnh mới. Ung thư dạ dày xếp hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Phổi, tuyến tiền liệt

Ung thư phổi cũng thường không biểu hiện các triệu chứng trên lâm sàng cho đến giai đoạn cuối. Số lượng các đầu mút thần kinh tại phổi không nhiều vì thế khối u có thể âm thầm tăng sinh mà người bệnh không hề cảm thấy đau đớn. 

Cùng với đại tràng, ung thư dạ dày là một trong những ung thư thường gặp của hệ tiêu hóa (chiếm khoảng 9%). Loại bệnh này xếp thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Ung thư tuyến tiền liệt cũng rất phổ biến ở nam giới trên 55 tuổi, vì vậy chuyên gia khuyến cáo nên tham khảo với bác sĩ về chương trình tầm soát bệnh khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào để có thể phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị kịp thời. Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt khá giống với các bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt. 

Nguyên nhân gây ra các căn bệnh ung thư 

Sự thay đổi gen, đột biến DNA

DNA là viết tắt của deoxyribonucleic acid được tạo thành từ các đơn vị nucleotide. DNA là phân tử quan trọng đối với con người chứa vật liệu di truyền và gen. Một bộ DNA hoàn chỉnh chứa 3 tỷ bazơ, 20.000 gen và 23 cặp nhiễm sắc thể. Một người thừa hưởng một nửa DNA tinh trùng của cha và một nửa từ trứng của mẹ.

DNA trong tế bào đóng gói thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ, mỗi gen chứa một bộ hướng dẫn cho tế bào chức năng nào cần thực hiện, cách phát triển và phân chia. 

Lỗi trong hướng dẫn có thể khiến tế bào hoạt động bất thường hoặc ngừng hoạt động, từ đó tế bào ung thư sẽ xuất hiện, gây ra bởi những đột biến DNA trong các tế bào. 

Yếu tố di truyền trong bệnh ung thư

Yếu tố di truyền 

Ung thư di truyền hay còn gọi là ung thư gia đình, người được sinh ra bị đột biến gen hoặc thay đổi khiến họ dễ mắc bệnh hơn bình thường. 

Nếu bệnh ung thư phổ biến trong gia đình bạn, có thể các đột biến đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo, đột biến gen có thể di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc từ cả hai, nhưng không phải đột biến di truyền nào cũng dẫn đến ung thư. Tỷ lệ bệnh do di truyền chiếm khoảng 5% -20% các bệnh nhân mắc bệnh. 

Một số căn bệnh mãn tính như viêm loét đại tràng có thể diễn tiến nặng và trở thành ung thư, nên nếu đang mắc phải bệnh mãn tính ban cần đi thăm khám sức khỏe và có những bài kiểm tra định kỳ để được theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Dinh dưỡng và lối sống thiếu khoa học

Người hút thuốc lá nhiều

Thuốc lá là nguyên nhân gây ra ung thư phế quản, chiếm 90%. Trong khói thuốc là chứa nhiều chất hydrocarbon thơm, đặc biệt là 3 – 4 benzopyrene chất gây ung thư trên thực nghiệm. Thống kê cho thấy người nghiện thuốc có nguy cơ mắc ung thư phế quản gấp 10 lần người không hút. 

Ở Việt Nam và trên thế giới, ước tính tỷ lệ người hút thuốc khá cao, nhất là ở tuổi vị thành niên. Tỷ lệ số người hút thuốc cao phần nào giải thích tỷ lệ ung thư phổi và tụy ngày càng tăng cao.

Người sống chung với người hút thuốc lá, đặc biệt là trẻ em, trong một khoảng không gian hẹp cũng có nguy cơ mắc bệnh – được gọi là hút thuốc thụ động. 

Vấn đề dinh dưỡng

Dinh dưỡng chiếm 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư với 2 khía cạnh chính. 

Đầu tiên là sự có mặt các chất gây ra bệnh trong thực phẩm, thứ hai là liên quan đến sinh bệnh học ung thư, đồng thời sự mất cân đối trong khẩu phần ăn cũng là một nguyên nhân sinh bệnh.

Nitrosamine và các hợp chất N-Nitroso khác có một lượng nhỏ trong thực phẩm là những chất gây ung thư đã được thí nghiệm trên động vật. 

Tiêu thụ nhiều các chất Nitrit và Nitrat có trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày. 

Thực phẩm ướp hay ngâm muối có hàm lượng Nitrosamin cao liên quan đến ung thư vòm mũi họng và dạ dày. 

Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus thường có trong ngũ cốc lên men là chất gây ra bệnh ung thư gan phổ biến ở các nước nhiệt đới.

Sử dụng phẩm nhuộm như Paradimethyl Amino Benzene có khả năng gây ung thư gan. Các thực phẩm có chứa các dư lượng thuốc trừ sâu không những gây ra ngộ độc cấp tính mà còn có khả năng gây bệnh.

Nhiều phương pháp nấu ăn và bảo quản thực phẩm cũng có nguy cơ gây ra bệnh như: thức ăn hun khói có thể bị nhiễm Benzopyrene, nướng thịt trực tiếp ở nhiệt độ cao tạo ra một số chất gây đột biến gen. 

Ung thư do bệnh nghề nghiệp

Ung thư do bệnh nghề nghiệp

Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với cả bức xạ ion hóa và virus chiếm khoảng 2-8% số bệnh nhân ung thư tùy theo mỗi khu vực công nghiệp.

Do sự hiện đại hóa, công nghiệp hóa, mắc bệnh nghề nghiệp không chỉ có ở các nước đã phát triển. Bệnh nghề nghiệp thường xảy ra ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp như da và đặc biệt là cơ quan hô hấp và ung thư đường tiết niệu, màng phổi do hít phải amiăng gây xơ hóa phổi lan tỏa và dày màng phổi. 

Ung thư bàng quang cũng là nhóm nguyên nhân nghề nghiệp do tiếp xúc với anilin chứa 4 – aminophenyl, và 2 – naphthylamine. 

Benzen có thể gây chứng suy tủy và ung thư bạch cầu tủy cấp, đa u tủy xương và u lympho ác tính.

Những nghề nghiệp liên quan đến công nghiệp hóa dầu, khai thác dầu do tiếp xúc các sản phẩm thô của dầu mỏ hoặc chất nhờn có chứa hydrocacbon thơm cũng rất có nguy cơ gây ung thư. 

Các tác nhân sinh học gây bệnh

Có 4 loại virus liên quan đến cơ chế sinh bệnh: 

– Virus Epstein – Barr có mặt ở bệnh ung thư hàm dưới của trẻ em vùng Uganda. 

– Virus viêm gan B gây ung thư gan nguyên phát hay gặp ở các nước Châu Phi và Châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta. Virus này khi thâm nhập cơ thể gây viêm gan cấp, không được chữa trị sẽ tiến triển thành xơ gan toàn bộ và ung thư gan.

– Virus gây u nhú thường truyền qua đường sinh dục.

– Virus HTLV1 là loại virus (retrovirus) gây bệnh bạch cầu tế bào T gặp ở Nhật Bản và vùng Caribê.

Ký sinh trùng và vi trùng liên quan đến bệnh

Schistosoma là loại ký sinh trùng duy nhất được coi là nguyên nhân ung thư gây ra ung thư bàng quang và một số ít ở niệu quản ở người Ả Rập vùng Trung Đông. Cơ chế sinh bệnh của các loại sán này chưa được giải thích rõ. Loại vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm dạ dày mãn tính và ung thư dạ dày đặc biệt là ở các nước Châu Á. 

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hay sốt, đau kéo dài

Triệu chứng bệnh ung thư thường gặp 

Ung thu là bệnh lý nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao, vì vậy chủ động tầm soát phát hiện sớm bệnh giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn với chi phí thấp hơn. 

Ngoài tầm soát để nhận biết bệnh, bạn cần nắm rõ một số dấu hiệu ung thư tiêu biểu để có thể nhanh chóng đến các cơ sở y tế chẩn đoán kịp thời và có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến, cùng theo dõi cụ thể:

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hay sốt, đau kéo dài 

Khối u ung thư sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể để phát triển và di căn, nó tiết ra các chất làm rối loạn quá trình chuyển hóa và hoạt động của cơ thể. Vì vậy người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã nghỉ ngơi tốt, ăn uống và lối sống khoa học nhưng tình hình không tiến triển tốt. 

Người thường xuyên sốt cao, sốt âm ỉ kéo dài hoặc sốt lặp đi lặp lại vài thời điểm trong ngày kèm theo vã mồ hôi không rõ nguyên nhân cũng có thể là biểu hiện của ung thư, đặc biệt là ung thư máu). 

Khôi u ung thư khi phát triển và lan rộng sẽ chèn ép mạch máu thần kinh ở mô và các cơ quan lân cận khiến cơ thể cảm thấy đau đớn ở nhiều mức độ khác nhau. 

Nếu nhận thấy bản thân có những cơn đau kéo dài, xuất hiện không rõ nguyên nhân, dùng thuốc giảm đau cơ bản không hết bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức. Tùy loại ung thư mà vị trí đau sẽ khác nhau và không phải khối u nào cũng gây đau. 

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Sụt cân dù không đặc hiệu nhưng cũng là một trong những dấu hiệu ung thư có thể gặp, nguyên nhân có thể liên quan cục bộ đến bất thường ở đường tiêu hóa hoặc rối loạn toàn thân. 

Nếu giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn hoặc giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể  nhưng không có nguyên nhân nào cụ thể thì cũng cần đến bệnh viện kiểm tra. 

Vấn đề liên quan đến ăn uống và tiêu hóa

Vấn đề liên quan đến ăn uống và tiêu hóa

Có nhiều loại ung thư gây ra một số vấn đề liên quan đến ăn uống. Người bệnh ung thư vòm họng, miệng, lưỡi có thể cảm thấy như có gì mắc kẹt trong cổ họng, nuốt vướng, nuốt khó kéo dài từ 2-4 tuần. 

Ung thư đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, đau dạ dày. 

Thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện

Khối u ở ruột, bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc do các khối u ở cơ quan khác chèn ép như u tử cung, u buồng trứng gây ảnh hưởng đến chức năng đường ruột và lưu thông nước tiểu dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện và tiểu tiện. 

Người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón, rối loạn tiểu tiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu đau, són tiểu.

Sưng hoặc nổi u, nổi hạch, bất thường trên da

Ung thư xuất hiện khi các tế bào phát triển đột biến từ đó hình thành khối u, đồng thời hoặc có thể di căn đến vùng lân cận như cổ, nách, vú, bẹn…

Người bệnh xuất hiện các bất thường trên da như vết loét không lành, nốt ruồi, thay đổi về màu sắc và kết cấu da có thể là dấu hiệu cảnh báo trực tiếp hoặc gián tiếp bệnh lý này. 

Ví dụ như nốt ruồi có kích thước không đối xứng, bề mặt sần sùi kèm chảy máu, màu sắc không đồng nhất, phát triển nhanh và lan rộng theo thời gian có thể là dấu hiệu của ung thư da. Hay vàng da, vàng mắt, da bị ngứa nổi các nốt đỏ như phát ban là biểu hiện cảnh báo bệnh ở gan, buồng trứng, thận…

Ho khan hoặc khàn tiếng kéo dài

Ho khan kéo dài từ 2-4 tuần không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường có thể là triệu chứng của ung thư phổi và phế quản, hoặc các loại khác  di căn chèn ép hầu họng-thanh quản. 

Khàn giọng dai dẳng là triệu chứng tổn thương hoạt động của dây thanh có thể là triệu chứng của ung thư thanh quản hoặc tuyến giáp.

Chảy máu bất thường ở nhiều vị trí không rõ nguyên nhân

Tùy vào cơ quan mắc bệnh mà người bệnh có thể bị chảy máu bất thường ở nhiều dạng khác nhau như nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra máu hoặc đại tiện ra máu.

Ung thư âm đạo, cổ tử cung gây ra tình trạng chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh, sau quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh. 

Tình trạng xuất hiện dưới da với các nốt bầm tím thất thường kéo dài cũng có thể là biểu hiện bệnh do gây rối loạn chức năng đông máu, cầm máu. 

Tùy vào bệnh và mức độ xâm lấn mà triệu chứng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau. Ngoài những biểu hiện mà chúng tôi đã nói ở trên thì người bệnh có có thể mắc một số các triệu chứng khác nữa. 

Các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay

Các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay

Như đã cảnh báo, nếu được phát hiện và có các phương pháp điều trị hợp lý bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Dưới đây là các cách điều trị bệnh được áp dụng khá phổ biến hiện nay. 

Phương pháp phẫu thuật 

Phẫu thuật được xem là biện pháp điều trị quan trọng và hiệu quả đối với đa số bệnh nhân. Phẫu thuật được chia làm 2 loại: phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng. 

– Phẫu thuật triệt căn là phương pháp điều trị thường được áp dụng với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn khởi phát để loại bỏ khối u và nạo vét hạch. 

– Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng được áp dụng đối với bệnh nhân ở giai đoạn muộn, mục đích chủ yếu là giảm chèn ép và phòng nguy cơ nhiễm trùng, giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng bệnh qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống của mình tốt hơn. 

Lưu ý, phẫu thuật trị bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng không lường trước đe dọa tính mạng người bệnh, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của một số bộ phận trên cơ thể bệnh nhân.

Tùy theo mức độ và thể trạng người bệnh, bác sĩ có thể kết hợp phẫu thuật với một số phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị, miễn dịch, nội tiết,… để đạt được kết quả điều trị cao nhất. 

Trường hợp những tổn thương ác tính đã lan lan rộng và di căn đến nhiều bộ phận khác nhau thì phẫu thuật không còn phù hợp nữa. 

Phương pháp xạ trị

Xạ trị là sử dụng tia xạ để tiêu diệt các tế bào gây bệnh gồm tia xạ ngoài và tia xạ áp sát.

– Tia xạ ngoài là nguồn phóng xạ nằm bên ngoài cơ thể như các máy điều trị tia xạ. Bác sĩ dũng những loại máy này để chiếu lên vùng bị bệnh ở bệnh nhân nhằm tiêu diệt các tế bào gây ra ung thư. Tia xạ ngoài phù hợp với những bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát. 

– Tia xạ áp sát là sử dụng nguồn phóng xạ sẽ được đặt trong cơ thể bệnh nhân, thường được dùng phối hợp với tia xạ ngoài và một số phương pháp khác.

Phương pháp hóa trị

Phương pháp hóa trị thường áp dụng đối với các bệnh nhân giai đoạn cuối, khi mà phẫu thuật hay xạ trị không có tác dụng cao, thì một số thuốc điều trị bệnh và các loại hóa chất có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.

Các loại hóa chất điều trị đều là những chất gây độc cho tế bào nên người bệnh đều được khuyên phải cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng phương pháp này dựa trên một số yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng của bản thân, độ tuổi của người bệnh.

Một số phương pháp điều trị khác như xạ trị

Một số phương pháp điều trị khác

Bên cạnh phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị còn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để chữa bệnh như:

– Điều trị nội tiết, phương pháp không thể thiếu trong điều trị đa mô thức bao gồm ung thư vú thể nội tiết dương tính, tuyến giáp,…

– Điều trị đích là sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư nhờ tế bào đích, phương pháp này được đánh giá là hiệu quả và ít gây độc cho tế bào khỏe mạnh. 

– Điều trị miễn dịch có thể kết hợp với các phương pháp khác nhằm mục đích miễn dịch tự thân làm tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Điều trị miễn dịch phù hợp với một số loại bệnh như: ung thư cổ tử cung, phổi, dạ dày, gan, thận…

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người đều nên có lịch khám sức khỏe định kỳ hoặc sàng lọc ung thư đối với các đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện bệnh sớm nhằm tăng tỷ lệ điều trị hiệu quả. 

Dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư 

Uống đủ nước cũng là chìa khóa giúp cơ thể duy trì sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh vì nước giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp, giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, giúp loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể, đưa chất dinh dưỡng và oxy đi xung quanh cơ thể.

Người bệnh cần bổ sung đủ 4 nhóm chất cơ bản 

Đạm (Protein)

Đạm từ các loại thịt như thịt heo, thịt gà, cá, tôm, trứng, sữa… cung cấp các loại acid amin thiết yếu cũng như các chất dinh dưỡng cho người bệnh. 

Cơ thể rất cần protein để hình thành và duy trì cơ bắp, các mô liên kết, tế bào hồng cầu, enzyme và hormone.

Ngoài ra, protein đóng vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng cho bệnh nhân ung thư.

Tinh bột (Carbohydrate)

Tinh bột có trong các loại thực phẩm như gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang… cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn và các chất phụ gia gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. 

Chất béo (Fat)

Chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu hạt cải, bơ, hoặc dầu omega 3, omega 6 từ cá ngừ, cá hồi… cung cấp cho cơ thể năng lượng hoạt động, hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. 

Người bệnh nên hạn chế các loại chất béo bão hòa có trong pho mát, sữa nguyên kem, sữa đặc…

Hoạt chất sulforaphane trong bông cải xanh điều trị bệnh hiệu quả

Rau củ quả 

Rau củ quả mang lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm ngheo vì chúng cung cấp các loại vitamin và các chất chống oxy hóa, giảm tác dụng phụ do quá trình điều trị gây ra.

Hoạt chất sulforaphane trong bông cải xanh điều trị bệnh hiệu quả

Sulforaphane là gì?

Sulforaphane là một hợp chất thực vật tự nhiên có nguồn gốc từ các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn và cải Brussels. 

Sulforaphane có trong các loại rau họ cải xuất hiện ở dạng dự trữ, không hoạt động như glucoraphanin. Glucoraphanin được enzyme myrosinase chuyển thành sulforaphane thành dạng hoạt động. Myrosinase trong cây được kích hoạt bằng cách cắt hoặc nhai, nhưng cũng có thể được tạo ra trong ruột bởi một số vi khuẩn.

Hoạt chất sulforaphane trong nghiên cứu chữa ung thư và chứng minh có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm từ đó giúp phòng chống ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày với nguy cơ mắc bệnh. Sulforaphane được cho là một trong các phương pháp ngăn ngừa.

Trên thực tế, sulforaphane là một phân tử trong nhóm isothiocyanate của các hợp chất organosulfur – một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong các loại rau họ cải có khả năng giảm viêm, giảm sự xâm nhập và lây lan của các tế bào, làm chậm sự phát triển của khối u hoặc giảm khả năng di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và ngăn cản sự hình thành các khối u mới.

Hệ thống phòng thủ bảo vệ của chính tế bào ức chế hiệu quả các con đường sản sinh viêm nhiễm và có thể chuyển hóa oestrogen, các hormon khác và độc tố môi trường một cách an toàn để ngăn chặn sự hình thành các sản phẩm bổ sung DNA gây đột biến gây bệnh.

Cụ thể hoạt động của sulforaphane trong bông cải xanh

Cụ thể hoạt động của sulforaphane 

Về bản chất, sulforaphane có khả năng ngăn chặn các enzym kích hoạt chất gây ung thư từ đó có thể phòng chống căn bệnh này hiệu quả.

Mặc dù chưa có chứng minh về bất kỳ loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa bệnh một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, thành phần và cơ chế hoạt động của hoạt chất sulforaphane có thể tăng cường giải độc các chất độc trong không khí và giảm nguy cơ đáng kể mắc một số bệnh.

Sulforaphane là chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do hình thành trong cơ thể làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh

Sulforaphane giúp đào thải Aflatoxin – độc tố được sản sinh do một số loài Aspergillus có thể gây ra ung thư gan, thúc đẩy sự sản sinh những loại men chuyển hóa những chất độc hại thành vô hại, giảm tải áp lực cho gan và thận bằng cách đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. 

Sulforaphane có thể tăng cường giải độc các chất độc trong không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá, bụi bẩn từ bên ngoài môi trường, tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư ở dạ dày. 

Sulforaphane có trong bông cải xanh được nhận thấy là thúc đẩy chu trình tự diệt của tế bào apoptosis; ngăn chặn sự tiến triển chu kỳ tế bào và ức chế sự hình thành tế bào bệnh ở người. Sulforaphane đã được chứng minh là làm giảm chất chuyển hóa estrogen 16alpha-hydroxyestrone – một chất kích thích ung thư vú.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư

Để có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, Sulforaphane khuyên bạn nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống như 

Tham khảo bài viết: Sulforaphane đột phá trong các chiết suất gốc thực vật

Exit mobile version