Sulforaphane
  • Câu chuyện Sulforaphane
  • Cộng đồng nghiên cứu
  • Công dụng hoạt chất
    • Cải thiện gan
    • Hỗ trợ hô hấp
    • Phòng ngừa ung thư
    • Hỗ trợ dạ dày
    • Hỗ trợ tiểu đường
    • Hỗ trợ giảm cân
    • Khác
  • Sự kiện – Tin tức
  • Bằng chứng khoa học
  • Tham gia SulLab
Tìm kiếm
Đóng

Bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Cần lưu ý điều gì đặc biệt?

Ban biên tập Admin SulLab
Biên tập và tổng hợp

Sullab Admin

Mục lục

  • Bệnh tiểu đường có ăn bún được không? 
  • Một số lưu ý khi ăn bún để tốt cho người bệnh tiểu đường
  • Gợi ý một số món ăn với bún tốt cho sức khoẻ người bị tiểu đường

Bún là món ăn thay cơm thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt Nam. Bún có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và trở thành món khoái khẩu của nhiều người. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Nếu không ăn cơm mà dùng bún thì có ảnh hưởng đến đường huyết của người tiểu đường hay không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp. 

Bệnh tiểu đường có ăn bún được không? 

Bún thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp – GI chỉ ở mức 26,5. Do đó, người bệnh tiểu đường CÓ ăn được bún. Mặc dù vậy, do hàm lượng carbohydrate tinh chế khá cao và trong bún không có chất xơ nên người bệnh chỉ nên ăn một lượng bún vừa phải và cần ăn kèm với rau, chất xơ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Trung bình, trong 100g bún tươi cung cấp khoảng 0,5g chất xơ, 25 – 30g tinh bột, 1 – 2g protein, 110 – 120 calo và một số khoáng chất như: sắt, canxi, magie, natri,…Tuy nhiên trong quá trình sản xuất ra bún vẫn có nơi sử dụng một số chất phụ gia gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh tiểu đường, cần nên chú ý khi sử dụng. 

benh-tieu-duong-co-an-duoc-bun-khong-can-luu-y-dieu-gi-dac-biet-hinh-1
Người bệnh tiểu đường ăn bún được bởi bún là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Một số lưu ý khi ăn bún để tốt cho người bệnh tiểu đường

Việc ăn bún đúng cách không chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết đối với người bệnh tiểu đường mà còn giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, cung cấp tối đa năng lượng cho người bệnh.

  • Không ăn quá nhiều bún: Trong bún có chứa carbohydrate tinh chế, dễ làm tăng lượng đường huyết sau ăn. Vì vậy, người bệnh không nên ăn quá nhiều bún mà chỉ nên ăn với tần suất 3-4 lần/tuần – điều này giúp người bệnh đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, cũng như hạn chế việc tăng cân và kiểm soát lượng đường huyết. 
  • Không ăn bún kèm thịt đỏ như bò, thịt heo nhiều mỡ: Trong thịt đỏ và thịt heo nhiều mỡ có chứa nhiều chất béo bão hoà, khi ăn cùng bún sẽ dễ làm tăng đột biến lượng đường trong máu sau ăn. 
  • Nên ăn bún kèm rau xanh, chất xơ: Trong bún không chứa chất xơ – đây là nguyên nhân làm tăng sự hấp thu đường glucose ở niêm mạc ruột và khiến lượng đường máu tăng sau ăn. Trong rau chứa chất xơ có khả năng làm chậm quá trình tiêu hoá thức ăn và chậm quá trình tăng glucose máu. Nhờ đó lượng đường trong máu sau ăn sẽ được giữ ở mức ổn định. Ngoài ra, các chất xơ còn tăng cảm giác no lâu, giúp người bệnh tiểu đường hạn chế được lượng bún ăn sau đó. Mẹo nhỏ khi ăn bún kèm rau là chỉ nên ăn rau:bún với tỷ lệ 2:1 và ăn rau trước để kiểm soát tốt đường huyết sau ăn.
  • Nhớ kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn bún: Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra ít nhất 3 lần vào các thời điểm: lúc đói, sau khi ăn và đi ngủ. Nếu thấy đường huyết luôn tăng sau khi ăn bún, người bệnh nên hạn chế lại tần suất ăn bún, ăn kèm thêm nhiều rau xanh. 
  • Nên chọn mua bún ở địa chỉ uy tín: Do có nhiều nơi làm bún cho quá nhiều phụ gia để làm trắng và dai cho bún, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh. Vì thế, khi mua bún, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các cơ sở bán chất lượng để mua. 
  • Nếu được nên sử dụng bún gạo lứt: Gạo lứt là thực phẩm chứa chỉ số đường huyết ở mức thấp là 68, đối với gạo trắng là 73. Chính vì vậy, người bị tiểu đường ăn bún gạo lứt sẽ giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt hơn so với ăn bún gạo trắng.
benh-tieu-duong-co-an-duoc-bun-khong-can-luu-y-dieu-gi-dac-biet-hinh-2
Nên ăn kèm bún với rau để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể

Gợi ý một số món ăn với bún tốt cho sức khoẻ người bị tiểu đường

Câu chuyện về bệnh tiểu đường có ăn được bún không đã được giải đáp bên trên, vậy bạn đã có sẵn cho mình một vài món ăn đặc biệt tốt cho người bệnh chưa? Nếu chưa hãy tham khảo hai món ăn với bún dễ chế biến và phù hợp với chế độ ăn của người bệnh tiểu đường sau. 

Bún nấu nấm chay: Món ăn thanh mát cho người bệnh tiểu đường, khi không sử dụng thịt heo và thịt đỏ. Thành phần chính của món ăn chỉ gồm bún và nấm. Trong các loại rau củ, nấm là loại rau trắng có chỉ số đường huyết rất thấp GI = 10 – 15, nấm hầu như không làm tăng lượng đường máu sau khi ăn. Trong nấm có chứa các chất có hoạt tính sinh học polysaccharide có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng insulin ở người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu: 200g bún, 100g sườn non chay, 150g nấm rơm, 150g nấm bào ngư, 100g ngải bún, 1 đốt mía, 1.5 lít nước dừa, 1 củ xá bấu (củ cải muối) và gia vị. 

Cách làm: 

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Bước 2 (Nấu nước dùng): Cho 1,5 lít nước dừa tươi cùng xả, mía, xá bấu, ngải bún vào nồi và đun sôi. Sau đó ninh với lửa nhỏ trong vòng 30 phút. 
  • Bước 3 (Xào nấm): Xào nấm rơm trước, nêm gia vị vừa ăn, cho tiếp nấm bào ngư vào xào chung. Sau đó, cho toàn bộ nấm vào nước dùng đang ninh. 
  • Bước 4 (Xào sườn chay): Xào sườn chay đã ướp gia vị rồi cho một muỗng canh ninh vào rim cho đến khi cạn nước là hoàn thành. 
benh-tieu-duong-co-an-duoc-bun-khong-can-luu-y-dieu-gi-dac-biet-hinh-3
Bún nấm chay món ăn thanh mát tốt cho người bệnh tiểu đường

Bún măng gà: Khi nấu với thịt gà, người bệnh nên loại bỏ phần da vì có nhiều mỡ, nên chọn phần ức gà có nhiều nạc. Ngoài ra, măng là loại thực phẩm chứa ít đường và nhiều chất xơ làm chậm quá trình tiêu hoá và giảm sự hấp thụ glucose vào máu. Măng còn chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường và ung thư hiệu quả.  

Nguyên liệu: 500g bún, 1kg gà, 200g măng khô, 4 củ cà rốt, 1 củ hành tây, rau thơm và gia vị. 

Cách làm: 

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Bước 2: Sơ chế phần thịt gà và nấu nước dùng, nên bỏ chút gừng và muối để rửa sạch gà, loại bỏ mùi tanh. Sau đó thịt gà thái nhỏ vừa ăn, ướp với gia vị và hấp chín. Cho xương gà cùng cà rốt, hành tây và măng ninh làm nước dùng. Sau đó, cho bún và thịt gà ra tô và chan thêm nước dùng là đã có ngay món ăn bổ dưỡng, thơm ngon dành riêng cho người bệnh tiểu đường. 
benh-tieu-duong-co-an-duoc-bun-khong-can-luu-y-dieu-gi-dac-biet-hinh-4
Bún măng gà là món ăn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết về bệnh tiểu đường có ăn được bún không, đã giải đáp được thắc mắc của bạn về những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ người bệnh tiểu đường. 

Đừng quên đón đọc bài viết tại cộng đồng Sulforaphane để cập nhật những kiến thức hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện. 

 

Bài viết liên quan

  • Sulforaphane

    Sản phẩm Sulforaphane của Kagome được làm từ gì? Có tác dụng...

    Ngày đăng: 2022.10.06
    Sản phẩm Sulforaphane của Kagome được làm từ gì? Có tác dụng...
  • Kagome Sulforaphane co tot khong? Ho tro bao ve suc khoe nhu the nao?

    Kagome Sulforaphane có tốt không? Hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ như...

    Ngày đăng: 2022.10.05
    Kagome Sulforaphane có tốt không? Hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ như...
  • Giu tron Huong vi cua thien nhien voi cac san pham cua Kagome

    Giữ trọn Hương vị của thiên nhiên với các sản phẩm của...

    Ngày đăng: 2022.10.04
    Giữ trọn Hương vị của thiên nhiên với các sản phẩm của...
  • Kagome - Tu anh nong dan trong ca chua den ong chu de che thuc pham hang dau Nhat Ban

    Kagome – Từ anh nông dân trồng cà chua đến ông chủ...

    Ngày đăng: 2022.10.03
    Kagome - Từ anh nông dân trồng cà chua đến ông chủ...
  • Triet li kinh doanh don gian cua tap doan Kagome

    Triết lí kinh doanh đơn giản của tập đoàn Kagome

    Ngày đăng: 2022.10.02
    Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Kagome Kagome đã sử dụng triết...

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN MỚI

SULFORAPHANE LAB

  • 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0846674866
  • sulforaphanelab@gmail.com
  • Chính sách bảo mật
  • Quy định vận hành
  • Chúng tôi là ai?
  • Hội đồng nghiên cứu

© All rights reserved - Bản quyền thuộc về SulforaphaneLAB

Go to mobile version